Đối tượng thụ hưởng gói tín dụng 120.000 tỉ đồng dành cho cả chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận với phần diện tích kinh doanh, dịch vụ thương mại. Tuy nhiên, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng cần có quy định rõ tỷ lệ phần trăm này, tránh tình trạng chủ đầu tư lợi dụng chính sách để trục lợi.
Tại Hội thảo "Đột phá nhà ở xã hội" do báo Người lao động tổ chức, nhiều ý kiến đưa ra về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để có thể phát triển nhà ở cho công nhân, lao động có thu nhập thấp.
Công nhân chia sẻ, việc mua nhà ở xã hội không phải là ước mơ, vì ước mơ có thể thực hiện được. Với nhiều khó khăn như hiện nay, việc mua nhà ở xã hội đối với công nhân là một giấc mơ không biết bao giờ có thể thực hiện được.
Việc liên tục bị thanh tra, kiểm toán khiến các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) bất an, tốn kém nên khó mặn mà với phân khúc này. Điều này vô tình cản trở mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu NƠXH cho công nhân và người có thu nhập thấp của Chính phủ.
Các giải pháp cần được triển khai quyết liệt để những khó khăn của thị trường bất động sản sớm được hóa giải
Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết trong 5 năm, TP.HCM chỉ có khoảng 300 người dân được vay vốn nhà ở xã hội trong khi số người có nhu cầu đâu đó khoảng 18.000 người.
Dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM được tăng chỉ tiêu quy hoạch 1,5 lần nhưng do vướng ở điểm "không phù hợp quy hoạch" nên không qua được bước chấp thuận đầu tư.
Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản được đề xuất tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn, ưu tiên xem xét cho vay với các dự án phục vụ tiêu dùng.
Vietcombank, Agribank, BIDV và VietinBank đã thống nhất dành khoảng 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với mức cho vay thông thường.