Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa "báo tin mừng" về tính khả thi của mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu NƠXH cho công nhân và người có thu nhập thấp của Chính phủ đến 2030.
Theo ông Châu, HoREA và Ban Kinh tế Trung ương vừa có buổi làm việc với 19 tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản, cùng "mổ xẻ" các khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội. Từ đó, lấy ý kiến các chuyên gia và lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản, để cùng xây dựng Đề án "Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp".
"Có 4 chủ đề chính được bàn luận, gồm: Việc quy hoạch phát triển NƠXH hiện nay ra sao; tạo quỹ đất cho phát triển NƠXH thế nào; nguồn vốn, ưu đãi cho phát triển NƠXH đến từ đâu; và các giải pháp để tháo gỡ thủ tục trong quá trình phát triển NƠXH", ông Châu cho hay.
Đại diện 19 Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng để gỡ vướng, đồng thời cũng kiến nghị hàng loạt giải pháp gỡ khó về pháp lý cho phân khúc này.
Cụ thể, có 9 vấn đề được đưa ra "mổ xẻ", để phân tích rõ các khó khăn và vướng mắc về phát triển NỞXH, từ đó có các giải pháp để tháo gỡ.
Thứ nhất, quy hoạch và những khó khăn trong điều chỉnh quy hoạch để phát triển NƠXH.
Thứ 2, quỹ đất cho phát triển NƠXH, các doanh nghiệp cho rằng cần tránh phát triển ở những vị trí đất vàng; nên đấu giá quỹ đất này để tạo nguồn vốn cho phát triển NƠXH ở các khu vực ngoại ô phù hợp.
Thứ 3 là huy động và ưu đãi vốn trong quá trình phát triển NƠXH cho các doanh nghiệp, công ty phát triển NOXH.
Vấn đề thứ 4 được quan tâm là khó khăn khi xác định những người đủ tiêu chuẩn mua NƠXH.
Tiếp theo là khó khăn trong thực hiện các ưu đãi đối với doanh nghiệp phát triển NƠXH, do sự khác biệt về quy định phát triển NƠXH và các văn bản Luật hiện hành trong quá trình áp dụng.
Thứ 6 là các doanh nghiệp phát triển NƠXH bị thanh tra, kiểm toán liên tục. Thứ 7 là cơ chế, chính sách ưu đãi cho phát triển NƠXH phải triển khai trên thực tế, để chính sách đi vào cuộc sống.
Thứ 8, vấn đề cấp sổ hồng cho NƠXH và quỹ quản lý và vận hành cho NƠXH.
Cuối cùng, là sự cần thiết phát triển nhà ở thương mại có giá hợp lý, để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhân dân, vì không phải ai cũng đáp ứng đủ các tiêu chí để mua NƠXH.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho hay, Ban Kinh tế Trung ương được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng Đề án "Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp".
Theo ông Hiển, Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XIII và cả Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã định hướng phát triển nhà ở dành cho công nhân, mục tiêu năm 2030 phải xây được ít nhất 1 triệu NƠXH cho công nhân và người có thu nhập thấp.
Tuy nhiên việc thể chế hóa thành các luật, chính sách ưu đãi và việc triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi về phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân và nhà ở cho người có thu nhập thấp hiện còn chậm trễ và có nhiều vướng mắc.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng đặt ra nhiều vấn đề, như: Hiện nay đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đã ban hành về phát triển nhà ở xã hội, vậy có cần các cơ chế, chính sách bổ sung không? Việc phát triển nhà ở xã hội là rất cần thiết nhưng cũng cần tránh hiện tượng tràn lan, lãng phí nguồn lực.
"Ban Kinh tế Trung ương sẽ có báo cáo chuyên đề về phát triển NƠXH để gửi tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp lãnh đạo có thẩm quyền", ông Hiển nói.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA thì kiến nghị, các doanh nghiệp bất động sản đang thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, nên đặc biệt quan tâm đa dạng hóa sản phẩm nhà ở. Bên cạnh nhà ở cao cấp, nhà ở trung cao cấp thì rất cần thiết bổ sung nhà ở thương mại giá trung bình, nhất là nhà ở giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội.
Vệc này đặc biệt đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho tầng lớp "yếu thế", là người có thu nhập trung bình thấp và người có thu nhập thấp đô thị, nông thôn", ông Châu nói thêm.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg ngày 7/10/2024 phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.
Xin tòa khoan hồng cao nhất cho cô ruột Trương Mỹ Lan, bị cáo Trương Huệ Vân nói vụ án còn rất nhiều uẩn khúc, nhiều người đã chết.
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).