67 doanh nghiệp đang chậm thanh toán 89,3 nghìn tỷ đồng
Dữ liệu vừa công bố của FiinRatings cho thấy, số lượng doanh nghiệp chậm thanh toán nghĩa vụ nợ trái phiếu đã lên đến 67 đơn vị, trong đó có 63 doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ nợ và 4 doanh nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu nợ thông qua việc giãn kỳ hạn.
Theo FiinRatings, hầu hết các doanh nghiệp đưa ra lãi suất nhằm đền bù cho nhà đầu tư, từ đó phản ánh lên mức lãi suất mới cao hơn của toàn thị trường.
Cụ thể, tổng giá trị các lô trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận chậm thanh toán lên tới 89,3 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 55% lượng trái phiếu đang lưu hành của các doanh nghiệp trên. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ cho các lô trái phiếu này phụ thuộc vào phân kỳ đáo hạn sắp tới, khả năng huy động nguồn vốn khác của doanh nghiệp cũng như kỳ vọng vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
Tính trên tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phi tài chính đang lưu hành, tỷ lệ nợ xấu từ các lô trái phiếu ở mức 11,3%. Riêng đối với các tổ chức phát hành là doanh nghiệp bất động sản, tỷ lệ nợ xấu ở mức cao hơn là 18,7%.
Đáng lưu ý, các doanh nghiệp này cũng ghi nhận có dư nợ vay ngân hàng và các nguồn vốn vay khác.
Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong năm 2023 được ước tính ở mức 235 nghìn tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bất động sản có số dư trái phiếu sẽ đến hạn ở mức 100 nghìn tỷ đồng.
Tổng dư nợ trái phiếu riêng lẻ đáo hạn trong hai quý sắp tới lần lượt ở mức 36,2 nghìn tỷ đồng vào quý 2 và 35,4 nghìn tỷ đồng vào quý 3.
Ghi nhận của Dân Việt, trong tháng 1/2023, toàn thị trường chỉ ghi nhận với duy nhất một lô trái phiếu được phát hành riêng lẻ thành công, thuộc về nhóm ngành xây dựng, là Công ty CP Đầu tư Phan Vũ.
Lô trái phiếu này là trái phiếu riêng lẻ với giá trị 110 tỷ đồng, và lãi suất danh nghĩa 10,5%/năm cho kỳ hạn 5 năm.
Tháng 2/2023 ghi nhận tổng cộng 3 lô trái phiếu phát hành thành công trị giá 2.000 tỷ đồng, trong đó có một lô riêng lẻ của Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Sơn Kim và hai lô trái phiếu phát hành ra công chúng thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan.
Lô trái phiếu riêng lẻ của Sơn Kim trị giá 500 tỷ đồng và lãi suất danh nghĩa 13,5%/năm cho kỳ hạn 2 năm; trong khi, hai lô phát hành của Masan có tổng giá trị 1.500 tỷ đồng với lãi suất cố định của hai kỳ đầu tiên là 9,5%.
Cả 3 lô trái phiếu đều không chuyển đổi và không kèm chứng quyền. Như vậy, khối lượng phát hành riêng lẻ trong tháng 2 chỉ tương đương 17,4% so với tháng liền kề, nhưng tổng giá trị phát hành đã tăng đáng kể trên nền phát hành thấp của tháng trước.
Bước sang đầu tháng 3, khi Nghị định 08 về trái phiếu có hiệu lực (từ 5/3), thị trường đã ghi nhận 4 doanh nghiệp phát hành thành công trái phiếu riêng lẻ.
Đầu tiên là Công ty CP Phân phối HDE với mã trái phiếu HDECH2325001. Trái phiếu được phát hành ngày 6/3 và hoàn tất vào ngày 8/3. Tổng giá trị huy động là 45 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, đáo hạn ngày 6/3/2025.
Công ty CP Phân phối HDE là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng điện tử, tiêu dùng.
Doanh nghiệp thứ 2 hoàn tất phát hành lô trái phiếu riêng lẻ là Công ty CP Thương mại sản xuất và Đầu tư Hà Thành hoàn. Lô trái phiếu trị giá 45 tỷ đồng có kỳ hạn 2 năm, đáo hạn vào ngày 9/3/2025.
Tiếp đến, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh Nam An phát hành thành công lô trái phiếu riêng lẻ 4.700 tỷ đồng. Đây là lô trái phiếu giá trị lớn nhất được phát hành thành công trong khoảng 1 năm trở lại đây. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 18 tháng, đáo hạn ngày 10/3/2024, có lãi suất 13%/năm, là loại lãi suất kết hợp (kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi).
Và mới nhất, Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản Dream City Villas vừa công bố phát hành thành công 2.300 tỷ đồng trái phiếu trong ngày 10/03/2023.
Cụ thể, Dream City Villas phát hành 23.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng, kỳ hạn 60 tháng, đáo hạn ngày 10/3/2028. Lô trái phiếu này có lãi suất kết hợp giữa cố định 6%/năm và thả nổi.
Theo FiinRatings, mức suy giảm lớn về quy mô phát hành trái phiếu những tháng đầu năm được ghi nhận trong bối cảnh thị trường vẫn chưa thuận lợi cả về phía cung và phía cầu của thị trường.
Về phía cầu, tâm lý nhà đầu tư, nhất là cá nhân vẫn ưu tiên lựa chọn kênh tiền gửi tiết kiệm có mức lãi suất cao 9-10%.
FiinRatings nhận định, các doanh nghiệp tốt và chưa gặp sức ép đáo hạn có xu hướng chờ đợi thêm một thời gian để thị trường đi vào giai đoạn ổn định, các quy định rõ ràng hơn nhằm tăng khả năng phát hành thành công và kỳ vọng nền lãi suất sẽ hạ nhiệt trong những quý tiếp theo để tối ưu về cơ cấu và chi phí vốn.
Dù ứng cử viên nào sẽ trở thành tân Tổng thống Mỹ, quan hệ thương mại, đầu tư và kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục phát triển dựa trên những kết quả đã tích lũy được, theo các chuyên gia.
Sạu khi Commonwealth Bank of Australia (CBA) thoái vốn, ông Hồ Vân Long - Phó tổng giám đốc VIB thông báo mua 3 triệu cổ phiếu nội bộ VIB. Các giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 07/11 đến hết ngày 6/12/2024 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Thị trường chứng khoán "thấp thỏm" khi các nhà đầu tư thận trọng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và những hậu quả tiềm tàng đối với nền kinh tế toàn cầu.
Sau 9 tháng đầu năm nay, số dư nợ xấu của "ông lớn" BIDV trong nhóm 4 ngân hàng hàng đầu Big 4 tăng 49,3% so với cùng kỳ năm ngoái. BIDV đang đứng đầu danh sách các ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất sau 3 quý.
Tập đoàn SCG từ Thái Lan phải nâng cấp tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) trị giá 5 tỷ USD ở Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bằng 700 triệu USD đầu tư thêm để tăng sức cạnh tranh và chờ tình hình thị trường thuận lợi.
Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 (VLF 2024) do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu tổ chức vào đầu tháng 12 mang chủ đề “Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics”.