Thứ tư, 08/05/2024

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2021 tăng kỷ lục bất chấp đại dịch Covid-19

N.M

23/01/2022 6:30 AM (GMT+7)

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2021 ước đạt hơn 880 ngàn tấn, trị giá khoảng 7,85 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2020. Đây được xem là năm nhập khẩu tôm của Mỹ tăng kỷ lục bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn căng thẳng tại quốc gia này.

Mỹ nhập khẩu tôm nhiều nhất từ Ấn Độ

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), từ năm 2016-2020, giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ dao động từ 5,7-6,5 tỷ USD với khối lượng dao động từ 606-749 nghìn tấn. Năm 2021, khối lượng nhập khẩu tôm của Mỹ lần đầu tiên vượt qua mức 800 nghìn tấn, giá trị lần đầu tiên vượt qua mốc 7 tỷ USD.

Sự phục hồi kinh tế Mỹ sau giai đoạn căng thẳng của đại dịch Covid-19 được coi là mạnh mẽ nhất trong số các nền kinh tế phương Tây. Chính phủ Mỹ đưa ra gói 5,2 nghìn tỷ USD để kích cầu tiêu dùng.


Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2021 tăng kỷ lục bất chấp đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Sơ chế tôm xuất khẩu. Ảnh: N.M

Trước khi vaccine Covid-19 được tiêm rộng rãi, nhập khẩu tôm vào Mỹ để phục vụ kênh bán lẻ tăng vọt do người tiêu dùng đã quen chế biến món ăn tại nhà.

Sau đó, vaccine được phủ rộng và nhanh chóng cũng giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong đó có tôm, nhu cầu tại phân khúc dịch vụ thực phẩm, hoạt động ăn tối tại nhà hàng của người dân Mỹ.

Tháng 11/2021, Mỹ nhập khẩu 78.863 tấn tôm, trị giá 768,2 triệu USD, tăng 17% về khối lượng và 25% về giá trị so với cùng kỳ. Có 13 trong top 20 nguồn cung tôm cho Mỹ tăng xuất khẩu tôm sang thị trường này.

Ấn Độ tiếp tục là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, xuất khẩu sang Mỹ 29.756 tấn tôm, trị giá 273,6 triệu USD trong tháng 11/2021, tăng 25% về khối lượng và 29% về giá trị so với cùng kỳ. Tháng 11 là tháng thứ bảy liên tiếp, nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Ấn Độ tăng. 

Tổng nhập khẩu tôm từ Ấn Độ chiếm 38% tổng khối lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ và chiếm 36% tổng giá trị nhập khẩu. Giá nhập khẩu trung bình trong tháng 11 đạt 9,21 USD/kg, tăng 3% so với tháng 11/2020 và tương đương với giá nhập khẩu trong tháng 10/2021.

Indonesia đã giành lại được vị trí thứ 2 về cung cấp tôm cho Mỹ từ Ecuador. Tháng 11/2021, nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Indonesia đạt 14.730 tấn, trị giá 138,5 triệu USD, tăng 5% về khối lượng và 9% về giá trị so với tháng 11/2020. Giá trung bình nhập khẩu đạt 9,41 USD/kg, tăng 4% so với tháng 11/2020.

Ecuador, nguồn cung tôm lớn thứ 3 cho Mỹ, ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Ecuador đạt 14.033 tấn, trị giá 118,7 triệu USD, tăng 58% về khối lượng và 99% về giá trị. Giá trung bình nhập khẩu đạt 8,46 USD/kg, tăng 26% so với tháng 11/2020.

Năm 2021, Ecuador lần đầu tiên sản xuất được 1 triệu tấn tôm chân trắng từ 850.000 tấn của năm 2020. Nước này áp dụng mô hình nuôi siêu thâm canh. Nhiều trại nuôi tăng mật độ thả nuôi từ 6-8 con/mét vuông lên 15 con, tăng từ 2 vụ lên 3-3,5 vụ/năm. Xu hướng này vẫn tiếp tục tại Ecuador trong năm 2022.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2021 tăng kỷ lục bất chấp đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Thu hoạch tôm ở ĐBSCL. Ảnh: Chúc Anh.

 Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam đứng thứ 5 về cung cấp tôm cho Mỹ. Năm 2021, Việt Nam nằm trong số top các nguồn cung ghi nhận mức tăng trưởng dương về cung cấp tôm cho Mỹ.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 28% tỷ trọng. Tính tới 15/12/2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 1,02 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ cả năm 2021 ước đạt khoảng 1,05 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2020. Khoảng 90% giá trị XK tôm sang Mỹ là sản phẩm tôm chân trắng, tôm sú chỉ chiếm 8,8%.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng dương trong tất cả các tháng của năm 2021 và lũy kế 12 tháng đạt tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong top các thị trường nhập khẩu chính tôm của Việt Nam. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tới quý đầu năm 2022 dự kiến vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương.

Top 10 công ty xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ, T1-11/2021

(VASEP tổng hợp)

Công ty

Tỷ trọng (%)

Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng

24,7

Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

8,1

Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang

7,8

Công ty Cổ phần Thủy sản Sạch Việt Nam

6,4

Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Út Xi

4,6

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta

4,3

Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Ngọc Trí

3,9

Công ty TNHH Thông Thuận

3,5

Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Quí

3,4

Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước

2,9

(Nguồn: Vasep)

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể vui

Đơn hàng xuất khẩu tăng vọt, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể vui

4 tháng đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu ngành gỗ, dệt may, máy móc… tăng vọt. Dù vậy, chủ nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tại TP.HCM vẫn chưa thể lạc quan.

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

'Chuyến bay ma' khiến một hãng hàng không mất 79 triệu USD

Qantas Airways, hãng hàng không quốc gia Úc, đã đồng ý chi ra 120 triệu đô-la Úc (79 triệu USD) để giải quyết cho hành vi lừa dối khách hàng vì đã bán hàng ngàn vé cho "các chuyến bay ma".

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Tham gia mô hình tiếp thị liên kết: Đối tác của Shopee phát hoảng vì bị truy thu thuế hơn 5 tỷ đồng

Cộng tác theo mô hình tiếp thị liên kết của Shopee, nhiều đối tác hiện đang hoang mang vì rơi vào vòng xoáy nợ nần và có nguy cơ đối diện với pháp luật.

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Loạn giá rau củ quả sấy khô

Chỉ cần quan sát ở các chợ, siêu thị hoặc trên mạng xã hội, người tiêu dùng không khó nhận thấy mặt hàng rau, củ quả sấy được bày bán la liệt, đủ loại với nhiều mức giá khác nhau.

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, dừa tươi không đủ để bán

Trời nắng nóng, sức mua các loại nước giải khát, nước ép giải nhiệt tăng mạnh. Dừa tươi đang tăng giá sốc, người bán cũng đau đầu vì không có hàng để bán, xuất khẩu.