Ngày 27-9, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết ước tính giá trị nhập khẩu rau quả trong tháng 9 ước đạt 204 triệu USD, tăng 63,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã chi 1,461 tỉ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ 2021.
Về thị trường nhập khẩu, cập nhật đến tháng 8, Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung số 1 với giá trị gần 473 triệu USD, tăng đến 74% so với 8 tháng đầu năm 2021, chiếm gần 38% thị phần.
Lựu Trung Quốc bán tại một cửa hàng tiện lợi tại TP HCM
Các nguồn nhập khẩu khác cũng có tăng trưởng 2 con số trong 8 tháng đầu năm như: Úc (gần 105 triệu USD, tăng 18%; New Zealand (gần 89 triệu USD, tăng gần 25%); Campuchia (gần 46 triệu USD, tăng 50%); Nam Phi, Hàn Quốc, Ấn Độ tăng từ 45%-69%.
Đáng chú ý, Thái Lan từng là nước cung cấp rau quả số 1 Việt Nam từ năm 2019 trở về trước nay chỉ còn vị trí số 9 với giá trị 32,5 triệu USD, chiếm gần 2,6% thị phần.
Rau quả Trung Quốc, đặc biệt là quả (trái cây) đã tăng mạnh lượng nhập vào Việt Nam trong năm nay nhờ giá rẻ và chất lượng có sự cải thiện. Việc xuất khẩu sang các thị trường xa khó khăn cũng khiến lượng hàng đổ sang thị trường gần như Việt Nam nhiều hơn.
Hành tím Trung Quốc bán tại siêu thị
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay các loại trái cây như: Lựu, nho, lê, táo Trung Quốc đang rất nhiều trên thị trường TP HCM; các loại rau củ như: Cà rốt, hành tây, hành, tỏi,… cũng đang chiếm lĩnh thị trường.
Đặc biệt, gần đây rau quả Trung Quốc không chỉ được bán ở kênh chợ truyền thống, hàng rong mà bắt đầu xuất hiện tại một số siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại TP HCM và ghi rõ thông tin về xuất xứ.
Theo Người Lao Động
Các doanh nghiệp trong và ngoài nước như Masan, Thaco, Kido, Aeon, Lotte và Central Retail vẫn đang miệt mài chạy đua trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Càng về cuối năm là thời gian mua sắm cao điểm, cuộc đua càng dồn dập.
Đây là cách ví von của TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế - tài chính khi nói đến thị trường bất động sản phía Nam với trung tâm là TP.HCM và bán kính xung quanh 100km. Theo ông Hiển, những người đầu cơ bất động sản hãy quên đi những nơi “đất lành chim đậu", mà phải tìm tới những nơi "đất có thóc để chim ăn”.
Doanh nghiệp có năng lực chống chịu và trụ hạng hiếm có nhưng cứ mãi chậm lớn, khó lớn; tuổi thọ kém, khát vốn nhưng lại khó hấp thụ vốn... là những vấn đề được chuyên gia phân tích tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023.
Bánh mì kẹp thịt, bánh mì chả cá… của Việt Nam được phần lớn người nước ngoài gọi là bánh mì. Họ xem loại thực phẩm này là của riêng người Việt dù gốc gác du nhập từ phương Tây.
Apple có quá nhiều lý do để họ phải phụ thuộc vào Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm công nghệ. Tuy nhiên, loạt diễn biến gần đây đã khiến Apple phải nghiêm túc thực hiện dịch chuyển sản xuất sang các nước láng giềng.
Đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhằm tạo đột phá cho nền kinh tế của từng địa phương, mở ra cơ hội mới để thu hút dự án từ các nhà đầu tư TP Hồ Chí Minh cho các địa phương trong vùng.