Thứ ba, 26/11/2024

Nhiều nhà đầu tư lớn góp ý, hiến kế phát triển kinh tế, xã hội TP HCM

22/03/2022 5:34 PM (GMT+7)

Lãnh đạo TP HCM mong muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu cùng các đề xuất, kiến nghị và các hiến kế từ phía doanh nghiệp, các nhà đầu tư để có chính sách hỗ trợ kịp thời

Ngày 22-3, tại UBND TP HCM, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có mặt tham dự "Hội nghị tham vấn các nhà đầu tư góp ý, hiến kế các giải pháp thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2030" do UBND TP tổ chức. 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã đặt ra từng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, TP  đặt ra mục tiêu thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 là "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp".

Chủ tịch UBND TP khẳng định Hội nghị là dịp để lãnh đạo TP gặp gỡ, nắm bắt tình hình, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu của doanh nghiệp đối với chính quyền TP. Tại đây, Lãnh đạo thành phố cũng mong muốn lắng nghe các đề xuất, kiến nghị và các hiến kể từ phía doanh nghiệp, các nhà đầu tư để có các chính sách hỗ trợ kịp thời để động viên, khích lệ doanh nghiệp vượt khó cùng phát triển nhanh, bền vững và các định hướng để phát triển kinh tế - xã hội của TP đến năm 2030. 

Nhiều nhà đầu tư lớn góp ý, hiến kế phát triển kinh tế, xã hội TP HCM - Ảnh 1.

Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Văn Nên (vest xanh) gặp gỡ các nhà đầu tư tại hội nghị

Thông tin với các nhà đầu tư là doanh nghiệp hàng đầu đang có mặt tại Việt Nam, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP, cho biết năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề để TP chuyển trọng tâm từ công tác phòng chống dịch sang phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, kiến tạo nền tảng để bứt phá hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã được Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI đề ra.

Để thực hiện mục tiêu phát triển, TP HCM đang kiến nghị với các cơ quan trung ương 11 nội dung gồm những nhóm vấn đề lớn, quan trọng, thiết thực, cấp bách, có tính chất chiến lược lâu dài, gồm về xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án đường Vành đai 3; về điều chỉnh tăng mức trần vốn đầu tư công trung hạn; Đề án phát triển TP thành Trung tâm Tài chính quốc tế; về cơ chế đặc thù cho thành phố Thủ Đức; các nội dung liên quan Nghị quyết số 54/2017/QH14 năm 2017 của Quốc hội….

Song song việc kiến nghị đến các cơ quan trung ương, TP HCM rất xem trọng và mong muốn được lắng nghe ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư về các nội dung: góp ý, đề xuất bổ sung các giải pháp TP có thể thực hiện để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu mà TP đã quyết định thực hiện; đề xuất các chính sách, sáng kiến mà TP có thể thực thi để tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hiệu quả hơn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông tối đa các nguồn lực trong xã hội; đề xuất các dự án lớn, có tính chất lan tỏa, tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế mà TP cần tập trung đầu tư hoặc ưu tiên mời gọi nhà đầu tư để triển khai thực hiện.

Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai, TP HCM xác định 5 nhiệm vụ chính trong giai đoạn 2021-2025, bao gồm: huy động hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở tiếp tục chủ động đề xuất Trung ương hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phân cấp ủy quyền, khơi thông nguồn lực phát triển; tập trung nguồn lực từ vốn đầu tư công để thực hiện các đề án ưu tiên triển khai để tạo động lực và sự lan tỏa trong tăng trưởng kinh tế; chỉnh trang đô thị gắn với nhiệm vụ lập quy hoạch, quy hoạch TP thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; nâng cao chất lượng, tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm thâm dụng lao động, ứng dụng công nghệ cao và đẩy mạnh liên kết vùng, nâng tầm vị trí quốc tế của TP…

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng cả về số vụ và số người bị thương. Đặc biệt, tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.

Hôm nay, Quốc hội bỏ phiếu chốt phương án nộp VAT với phân bón

Hôm nay, Quốc hội bỏ phiếu chốt phương án nộp VAT với phân bón

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa chốt hai phương án 2% hoặc 5% thuế giá trị gia tăng (VAT) với phân bón để đại biểu Quốc hội biểu quyết chọn một phương án vào chiều nay 26/11.

Ông Lê Hồng Minh trở lại làm Chủ tịch VNG

Ông Lê Hồng Minh trở lại làm Chủ tịch VNG

Ông Lê Hồng Minh được miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động chung của VNG với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị và đại diện pháp luật.

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nguyên chủ tịch HĐQT 1 ngân hàng bị đề nghị 28-29 năm tù trong vụ Xuyên Việt Oil

Nguyên chủ tịch HĐQT 1 ngân hàng bị đề nghị 28-29 năm tù trong vụ Xuyên Việt Oil

Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên chủ tịch HĐQT tại 1 ngân hàng, bị Viện Kiểm sát đề nghị tổng hình phạt 28-29 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Vì mục đích bảo mật, mọi ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Vì mục đích bảo mật, mọi ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ ngày 1/1/2025, tất cả các ứng dụng ngân hàng không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng, theo Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).