Thứ năm, 21/11/2024

Nhiều tập đoàn nước ngoài tìm doanh nghiệp cung cấp linh kiện tại Việt Nam

08/09/2022 6:17 PM (GMT+7)

20 doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối đã tiếp xúc với khoảng 120 nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có tiềm năng tham gia chuỗi cung ứng, để tìm kiếm danh mục hơn 500 chi tiết linh kiện...

Nhiều tập đoàn nước ngoài tìm doanh nghiệp cung cấp linh kiện tại Việt Nam - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác tại gian hàng triển lãm công nghiệp hỗ trợ... Ảnh: Quốc Hải

Ngày 8/9, Sở Công Thương TP.CM phối hợp Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP  (Hepza), Ban quản lý Khu công nghệ cao TP (SHTP) tổ chức chương trình "Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2022" - Sourcing Fair Supporting Industries 2022 (SFS 2022).

Tham gia hội nghị lần này, 20 doanh nghiệp sản xuất lớn trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) thuộc lĩnh vực điện tử, cơ khí chế tạo và ngành y tế kỹ thuật cao, gồm: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Công ty TNHH Techtronic Tools Việt Nam (TTI), Công Ty TNHH Panasonic Việt Nam, Công ty TNHH BOSCH Việt Nam, Công ty CP Bóng đèn Điện Quang, Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam, Công ty Platinum… đã đăng ký với tư cách là nhà mua hàng.

Các doanh nghiệp này đang có nhu cầu tìm nhà cung cấp cho danh mục hơn 500 chi tiết linh kiện nhằm đẩy mạnh nội địa hoá sản xuất để tối ưu hoá hiệu quả sản xuất, giảm thiểu tác động và ảnh hưởng của những biến động về chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dự kiến trong 2 ngày 8 và 9/9, các nhà mua hàng này sẽ thực hiện khoảng 300 cuộc kết nối với 120 nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ để tìm hiểu năng lực, điều kiện hợp tác…

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho hay, SFS 2022 là hội nghị được tổ chức nhằm cập nhật nhu cầu thị trường, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn mới từ các nhà mua hàng là công ty đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối... với các nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có tiềm năng tham gia chuỗi cung ứng.

"Với danh mục hơn 500 chi tiết linh kiện có nhu cầu tìm nhà cung cấp trong nước, cộng đồng doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối đã tiếp xúc với khoảng 120 nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có tiềm năng tham gia chuỗi cung ứng, với hơn 300 cuộc kết nối đã được xác định trước.

Ngoài ra, tại SFS 2022 còn có khu trưng bày sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, linh kiện cần tìm kiếm nhà cung cấp và khu trưng bày của đơn vị mạng lưới công nghiệp hỗ trợ; tổ chức cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố tham quan nhà máy của doanh nghiệp", ông Vũ chia sẻ.

Nhiều tập đoàn nước ngoài tìm doanh nghiệp cung cấp linh kiện tại Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu chỉ đạo tại hội nghị... Ảnh: Q.H

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết, số lượng nhà mua hàng, nhà bán hàng và cuộc kết nối tăng dần qua từng năm cho thấy hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ ngày càng có tầm ảnh hưởng, phát huy đúng vai trò kết nối, tạo cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp liên kết cùng phát triển mở rộng sản xuất.

Theo ông Hoan, SFS 2022 sẽ tiếp tục là cầu nối hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ được gặp gỡ, tiếp xúc và kết nối giao thương với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối.

"Thông qua SFS 2022, TP.HCM mong muốn tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thêm nhiều cơ hội tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đối tác trong và ngoài nước, mở rộng quy mô nhà xưởng, tham gia hiệu quả hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật sản xuất… Từ đó đẩy mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ ngày càng phát triển để "giữ chân" nhà đầu tư ngoại đầu tư vào TP.HCM", ông Hoan nói.

Được biết, đây là lần thứ 5 liên tiếp Sở Công Thương TP.HCM tổ chức ngày hội tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ. 

Trong 5 lần tổ chức, hội nghị thu hút 96 doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối. 1.320 cuộc tiếp xúc trực tiếp với 370 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có sản phẩm cung ứng phù hợp đã diễn ra trong các kỳ hội nghị...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.

Tiệm vàng hôm nay xuất hiện diễn biến lạ

Tiệm vàng hôm nay xuất hiện diễn biến lạ

Nhiều tiệm vàng ở TP.HCM có diễn biến khá lạ vào hôm nay. Trong khi giá vàng miếng SJC tại các “ông lớn” giữ nguyên so với hôm qua thì có tiệm vàng quyết định tăng rất mạnh giá mua vào để "gom" hàng.