Thế giới Di động vừa mất đi cổ đông lớn là nhóm quỹ ngoại tỷ USD đến từ Singapore. Ảnh: Quốc Hải
Arisaig Asian Fund Limited, quỹ thành viên thuộc Arisaig Partners quản lý, vừa thông báo đã bán ra 114 nghìn cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động vào ngày 14/11. Ước tính theo thị giá MWG đóng cửa ngày diễn ra giao dịch (41.500 đồng/CP), quỹ ngoại này có thể thu về khoảng 5 tỷ đồng từ việc bán bớt cổ phiếu.
Sau giao dịch, Arisaig Asian Fund Limited đã giảm sở hữu tại MWG từ 50,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,458%) xuống còn 50,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,45%).
Tỷ lệ sở hữu của cả nhóm quỹ ngoại liên quan cũng theo đó giảm từ 5,005% xuống còn 4,997% tương ứng 73 triệu cổ phiếu MWG, chính thức không còn là cổ đông lớn tại MWG.
Arisaig Partners là nhóm quỹ chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, quy mô hàng tỷ USD. Lựa chọn của nhóm chủ yếu là các doanh nghiệp đầu ngành, chiếm lĩnh thị phần lớn, có lợi thế cạnh tranh, nắm bắt công nghệ và mang lại lợi nhuận cao.
Quỹ ngoại này từng rất ưa thích cổ phiếu MWG, thậm chí phải mua gom từ các quỹ ngoại khác như Dragon Capital, Pyn Elite Fund,… Giao dịch thường được thực hiện thông qua phương thức thoả thuận qua VSD với mức chênh lệch (premium) lên đến 20% so với thị giá.
Nhóm quỹ ngoại cũng nhiều lần khẳng định việc đầu tư dài hạn vào MWG và không có tư duy giao dịch cổ phiếu.
Dù đang sở hữu 3 chuỗi cửa hàng mang lại doanh thu chủ lực là Bách Hóa Xanh (BHX), Thế giới Di động và Điện máy xanh, tuy nhiên lợi nhuận của Thế giới Di động chủ yếu đến từ chuỗi Thế giới Di động và Điện máy xanh, trong khi Bách Hóa Xanh vẫn đang chịu lỗ.
Được biết, doanh thu tháng 10 của công ty đạt hơn 10.000 tỷ đồng, cao nhất từ đầu năm đến nay và là tháng đầu tiên tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, động thái của quỹ ngoại này lại trái ngược với phát ngôn ban đầu. Theo đó, Quỹ thành viên Arisaig Asian Fund Limited bắt đầu ghi nhận bán ra cổ phiếu MWG kể từ giữa tháng 4/2023. Chỉ sau 7 tháng, quỹ đã bán ròng tổng cộng hơn 52 triệu cổ phiếu MWG. Ngược lại, hai quỹ thành viên khác là Arisaig Global Emerging Market Fund (Singapore) Pte.Ltd và Mercer QIF Fund Public Limited Company ghi nhận mua ròng nhẹ. Tổng cộng, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm đã hạ xuống dưới ngưỡng 5% vốn như hiện nay.
Không chỉ Arisaig Partners, nhóm quỹ Dragon Capital cũng liên tục bán ra cổ phiếu MWG. Trong đó, ngày 3/4, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital bán ra 979.600 cổ phiếu. Ngày 1/11, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã bán ra 4.137.900 cổ phiếu MWG, giảm sở hữu từ 7,19%, về còn 6,91% vốn điều lệ.
Cũng trong khoảng vài tháng trở lại đây, cổ phiếu MWG liên tục ghi nhận tình trạng hở "room" ngoại, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MWG giảm rõ rệt, từ mức tối đa 49% đã giảm về dưới sát ngưỡng 45,32%.
Bên cạnh các nhà đầu tư ngoại giảm sở hữu, lãnh đạo Thế giới Di động thời gian qua cũng liên tục đăng ký bán ra cổ phiếu MWG.
Trong đó, ngày 13/7, ông Đặng Minh Lượm - Thành viên Hội đồng quản trị bán ra 300.000 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 0,24% về còn 0,22% vốn điều lệ. Từ ngày 7 - 8/9, ông Đoàn Văn Hiểu Em - Thành viên Hội đồng quản trị bán ra 1 triệu cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 0,266%, về còn 0,197% vốn điều lệ.
Tính từ ngày 13/9 - 17/11, cổ phiếu MWG đã giảm 27,8%, từ đỉnh 57.500 đồng/CP, về 41.500 đồng/CP.
Về kết quả kinh doanh, trong quý III/2023, Thế giới Di động ghi nhận doanh thu 30.287 tỷ đồng (giảm 5,4% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế gần 39 tỷ đồng (giảm 95,7% so với cùng kỳ).
Lũy kế trong 9 tháng đầu năm, Thế giới Di động ghi nhận doanh thu đạt 86.858 tỷ đồng (giảm 15,5% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế hơn 77 tỷ đồng (giảm 97,8% so với cùng kỳ) và mới hoàn thành 1,8% kế hoạch lợi nhuận năm.
Thanh khoản của thị trường chứng khoán phiên hôm nay (7/12) ghi nhận con số cao kỷ lục, gần 32 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, do khối ngoại vẫn miệt mài bán ròng, khiến VN-Index không ngăn được đà giảm điểm.
Các tháng cuối năm, nhu cầu sử dụng tiền, vay tiền để trang trải cuộc sống, giải quyết công việc của người dân càng gia tăng. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để các nhóm "tín dụng đen" tiếp cận giăng lưới các "con mồi".
Tới thời điểm hiện tại, đã có tới 4 lãnh đạo chủ chốt của Phát Đạt đăng ký bán bớt cổ phiếu PDR để để tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Dự kiến trong quý IV năm nay và cả năm 2024, mảng xây dựng tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HoSE: HHV), trong khi doanh thu mảng BOT trong năm 2024 sẽ có mức tăng trưởng trung bình khoảng 4% đối với mỗi dự án.
FPT đã mua 80% cổ phần của AOSIS, công ty tư vấn công nghệ có trụ sở tại Pháp, theo công bố của "đại gia" công nghệ Việt Nam hôm nay 6/12.
Gần đây, nhiều công ty Nhật Bản đẩy mạnh tốc độ thâm nhập và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, thị trường ASEAN được giới đầu tư từ xứ sở mặt trời mọc coi trọng.