Thứ ba, 23/04/2024

Những sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2021

29/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD, thương mại điện tử và kinh tế số thể hiện vai trò vượt khó trong dịch Covid-19,… là hai trong những sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2021.

Tận dụng tốt các Hiệp định thương mại (FTA), kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 600 tỷ USD, duy trì xuất siêu

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt khoảng 660 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng cao trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu chịu tác động của đại dịch Covid 19, xuất siêu được duy trì.

Kết quả nói trên ghi dấu ấn của các ngành chức năng và sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt cơ hội phục hồi từ các thị trường nhập khẩu. Trong đó, khai thác hiệu quả các FTA nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu sau khi kiểm soát dịch Covid-19.

Tính đến tháng 11/2021, Việt Nam đã ký kết 15 FTA. Trong đó, việc ký kết và thực thi các FTA với những đối tác như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia,… đã giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường này.

Điểm lại những sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2021 - Ảnh 1.

Thành tích xuất khẩu năm 2021 của Việt Nam ghi dấu ấn đậm nét từ các FTA. (Ảnh: Dân trí)

So với thời điểm bắt đầu tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước ASEAN đã tăng hơn 9 lần, từ 5,9 tỷ USD năm 1996 lên hơn 53 tỷ USD trong năm 2020.

Tương tự, kim ngạch xuất khẩu của ta sang các thị trường đối tác FTA của ASEAN cũng đạt được những bước tăng trưởng đáng kể so với thời điểm trước khi thực hiện FTA, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt mức tăng trưởng lớn nhất (15 lần) sau hơn 15 năm. Kế đến là xuất khẩu Việt Nam sang Hàn Quốc (tăng 6 lần), Ấn Độ (tăng 5,2 lần), Nhật Bản (tăng 3 lần)...

Đối với Hiệp định EVFTA, sau 1 năm thực thi, đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trao đổi thương mại hai chiều đạt 54,6 tỷ USD, tăng trưởng 11,9%. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 38,5 tỷ USD, tăng 11,3% còn EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 16,2 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt khoảng 7,71 tỷ USD, cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý tận dụng cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của Liên minh châu Âu theo EVFTA.

Bên cạnh đó, Hiệp định UKVFTA đã được thực thi kể từ đầu năm 2021, giúp cho quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Vương quốc Anh không bị đứt gãy trong bối cảnh Anh rời khỏi EU.

Hiệp định UKVFTA đã trải qua gần 1 năm thực thi với nhiều kết quả tích cực trong bối cảnh COVID-19 phức tạp. Trong 10 tháng của năm 2021, thương mại 2 chiều đạt gần 5,5 tỷ USD và giá trị xuất nhập khẩu đều tăng 2 chữ số, theo đó xuất khẩu hàng hóa sang Anh đạt 4,735 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu từ Anh đạt 706 triệu USD, tăng 25,3%.

Thương mại điện tử "gỡ khó" cho doanh nghiệp Việt thời kỳ dịch Covid-19

Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ tăng trưởng về thị phần bán lẻ trực tuyến thuộc top 03 của khu vực Đông Nam Á. Năm 2021, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đã ghi dấu mốc "lần đầu tiên" với một chuỗi các sự kiện:

Lần đầu tiên, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát tại khu vực các tỉnh/thành phố phía Nam, mua sắm hàng hóa qua TMĐT đã trở thành một phương thức phân phối chủ yếu, an toàn, phát huy hiệu quả ngay lập tức.

Cũng gặp khó khăn do dịch Covid-19, lần đầu tiên, hàng chục loại nông sản, trái cây vùng miền được tổ chức phân phối trên TMĐT thông qua "Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia" và qua các Sàn TMĐT.

Hàng nghìn tấn nông sản, đặc sản trái cây được tổ chức tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử như Xoài, Mận Sơn La, Lê thơm Tai Nung Lào Cai, Vải thiều Hải Dương, Vải thiều Bắc Giang, Nhãn lồng Hưng Yên,….

Điểm lại những sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2021 - Ảnh 2.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc xúc tiến thương mại trên nền tảng số đã hỗ trợ nhiều sản phẩm nông sản về đầu ra. (Ảnh: Thanh Phong)

Lần đầu tiên, "Gian hàng Quốc gia Việt Nam" tập hợp các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam được tổ chức, xây dựng trên sàn thương mại điện tử JD.com. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng là gian hàng quốc gia đầu tiên của Việt Nam được mở trên nền tảng trực tuyến tại thị trường Trung Quốc nói riêng và trên sàn thương mại điện tử quốc tế nói chung.

Trong gần hai năm qua, dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường số đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ, rút ngắn khoảng cách và thời gian. Qua đó, đóng góp vào thành tích xuất khẩu tích cực của cả nước trong 2 năm qua.

Hỗ trợ giảm gần 17.000 tỷ đồng tiền điện cho khách hàng do dịch Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ chấp thuận và hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam giảm giá điện, giảm tiền điện trong 5 đợt với số tiền gần 17.000 tỷ đồng.

Theo đó, các đối tượng được giảm tiền điện gồm: Khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, cơ sở lưu trú và cơ sở cách ly y tế. Các nhà máy, cơ sở sản xuất đặt tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTG và đang duy trì sản xuất tại thời điểm ngày 25/8/2021 thuộc các Doanh nghiệp chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Các doanh nghiệp chế biến và bảo quản rau quả và doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỷ đô la Mỹ.

Khai thác dầu khí hoàn thành chỉ tiêu 7,99 triệu tấn dầu, "về đích" trước 42 ngày

Trong năm 2021, khai thác dầu khí đã đạt sản lượng tối đa, tận dụng cơ hội thị trường trong giai đoạn giá dầu tăng, đóng góp cao nhất cho ngân sách nhà nước, với 75,4 nghìn tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch năm 2021 và vượt 23% so với cùng kỳ năm 2020.

Điểm lại những sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2021 - Ảnh 3.

Khai thác dầu khí hoàn thành chỉ tiêu năm ngay từ đầu tháng 11. (Ảnh: PVN)

Phòng vệ thương mại hiệu quả, góp phần bảo vệ sản xuất và thị trường trong nước

Trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng, đặc biệt là tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Qua đó, thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước. Các biện pháp phòng vệ thương mại đã có tác động tích cực đến một số ngành đóng vai trò quan trọng như mía đường, sorbitol..., giúp bảo vệ việc làm cho nông dân, người lao động.

Tính tới thời điểm hiện tại, số liệu từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho thấy, cơ quan này đã phối hợp với các ngành sản xuất trong nước ứng phó với 208 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của ta, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu.

Tính đến nay, Bộ Công Thương đã điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại với các sản phẩm thép, kính nổi, dầu ăn, bột ngọt, phân bón DAP, màng BOPP, nhôm, ván gỗ, sợi, đường... Theo ước tính, các biện pháp phòng vệ thương mại đã bảo vệ công ăn việc làm của gần 150.000 người lao động.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Chỉ có hai trong tổng cộng 11 thành viên được trúng thầu hôm nay (23/4) với tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng vàng). Như vậy, còn dư lại 13.400 lượng vàng miếng SJC.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.

Vì sao đấu thầu vàng SJC hôm nay bị hoãn?

Vì sao đấu thầu vàng SJC hôm nay bị hoãn?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải hoãn đợt đấu thầu vàng miếng SJC hôm nay 22/4 do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu. Dự kiến sẽ tổ chức lại vào ngày mai.

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

10 giờ sáng nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành đấu thầu vàng miếng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước (TP Hà Nội). Đây là phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Thị trường vàng trong nước trong trạng thái ổn định hiếm thấy hôm nay 21/4. Các chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ giảm nhưng không đáng kể.