Công ty TNHH sản xuất công nghệ HB (phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM) là đơn vị chuyên trồng rau hữu cơ. Trong đó có các sản phẩm rau mầm HB, rau mồng tơi, rau muống hạt, rau cải xanh đang tham gia OCOP cấp thành phố.
HTX Cần Giờ Tương Lai đang phấn đấu để đưa 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP thành phố. Trong đó có sản phẩm khô cá chim 1 nắng được đánh giá cao. Đây là sản phẩm hội tụ nhiều yếu tố về lịch sử, văn hóa và địa danh.
Công ty TNHH sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Ngọc Liên tham gia chương trình OCOP cấp thành phố với 5 sản phẩm gồm: cà pháo ngâm, cà pháo mắm tôm chua, cà pháo mắm nêm, cóc chua ngọt và dưa món.
Tập đoàn Xuân Nguyên (huyện Bình Chánh, TP.HCM) chuyên sản xuất các sản phẩm bảo vệ, nâng cao sức khỏe như: Tinh bột nghệ, viên hà thủ ô, viên tam thất, dầu dừa, mật ong rừng. Trong đó sản phẩm mật ong rừng U Minh và viên hà thủ ô viên được công nhận OCOP 4 sao.
Tham gia chương trình OCOP có nhiều sản phẩm là đặc sản, thương hiệu lâu đời của địa phương. Bên cạnh đó, cũng có nhiều sản phẩm bắt nguồn từ sự sáng tạo và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu vốn có tại địa phương.
Sản phẩm nấm mối đen tươi đóng hộp, snack nấm bào ngư xám được trồng và chế biến tại huyện Củ Chi, đang phấn đấu trở thành sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp thành phố.
Sản phẩm bột uống nano Sagucha của công ty Cổ phần nông nghiệp CNC Thanh Bình đang chờ gửi hồ sơ để được công nhận đạt chuẩn OCOP. Đây là sản phẩm ra đời nhằm phục vụ người tiêu dùng trong đợt Covid-19.
Sau đại dịch Covid-19 là thời điểm các doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại, đẩy nhanh quá trình đưa các sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Nhiều người trồng xoài phải bán đất, bỏ xứ ra đi, trong khi đó anh Phạm Văn Chánh (Cần Giờ, TP.HCM) vẫn đều đặn thu mỗi năm nửa tỷ đồng từ trái xoài cát Cần Giờ ngon nức tiếng. Hiện đặc sản xoài cát Cần Giờ đã được UBND TP.HCM công nhận sản phẩm đạt OCOP 4 sao.
Làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã hình thành từ hàng chục năm nay. Hiện sản phẩm của làng nghề đang được thành phố bảo tồn và đưa vào chương trình sản phẩm tiềm năng OCOP (mỗi xã một sản phẩm) trên địa bàn vùng nông thôn thành phố.