Hà Nội 31oC
Chủ nhật, 28/05/2023

Phát huy vai trò của phòng vệ thương mại để khai thác lợi ích từ các FTA

04/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Việt Nam đã và đang phát huy vai trò của các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) như một công cụ để khai thác lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, bảo đảm môi trường thương mại công bằng, ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu...

Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia 15 FTA, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới với những cam kết toàn diện như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP).

 

Các hiệp định này một mặt mở rộng thị trường, đem lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về những rào cản thương mại, trong đó nổi bật nhất là rào cản phòng vệ thương mại (PVTM). Đây là một công cụ hạn chế nhập khẩu được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các FTA cho phép các thành viên sử dụng trong những điều kiện nhất định.

 

Về cơ bản, nội dung PVTM trong các FTA đều dựa trên các Hiệp định tương ứng trong khuôn khổ WTO. Đa số quy định về PVTM trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia liên quan đến biện pháp tự vệ nội khối (chỉ áp dụng trong phạm vi các nước tham gia hiệp định) và yêu cầu minh bạch hóa khi áp dụng các biện pháp PVTM.

 

Phát huy vai trò của phòng vệ thương mại để khai thác lợi ích từ các FTA - Ảnh 1.

Đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra, áp dụng 25 vụ việc PVTM.

 


 

Các FTA thế hệ mới dự đoán sẽ tạo bước đột phá về thương mại, mang về thặng dư thương mại lớn trong năm 2022, tạo đà cho tăng trưởng cho các giai đoạn tiếp theo.

 

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA trong năm 2021 đều tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như: Trung Quốc tăng 15%, Liên minh châu Âu (EU) tăng 14%; Hàn Quốc tăng 15,8%, Ấn Độ tăng 21%, New Zealand tăng 42,5%... Trong khi đó, số liệu kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam năm 2021 ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước.

 

Thực tiễn này cho thấy Việt Nam đang tận dụng hiệu quả các FTA để gia tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng gặp không ít áp lực, thách thức từ hàng nhập khẩu lên thị trường nội địa.

 

Để các ngành sản xuất trong nước chủ động sử dụng công cụ PVTM trong quá trình hội nhập, sau mỗi FTA thế hệ mới được ký kết, Bộ Công Thương đều ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục áp dụng trên thực tế. Bộ Công Thương cũng phối hợp với các hiệp hội ngành hàng và các tỉnh, thành phố tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp để tự tin trên con đường "ra biển lớn".

 

Đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra, áp dụng 25 vụ việc PVTM, trong đó có 16 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 2 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp PVTM.

 

Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang phát huy vai trò của các biện pháp PVTM như một công cụ để bảo đảm môi trường thương mại công bằng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và lao động, việc làm, an ninh kinh tế và an sinh xã hội.

 

Nhờ công cụ PVTM, nhiều doanh nghiệp thuộc một số ngành kinh tế đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh, thoát khỏi thua lỗ và từng bước ổn định sản xuất như đường mía, phân bón, sắt thép, sợi...

 

Ở chiều ngược lại, đã có hơn 200 vụ việc PVTM được điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra các nước trên thế giới. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, dù hoạt động thương mại bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng số vụ khởi xướng điều tra liên quan đến PVTM tăng lên đáng kể. Trung bình gần 20 vụ mỗi năm trong giai đoạn 2020-2022 so với mức bình quân 12 vụ mỗi năm của thời kỳ 3 năm trước đó).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sẽ thêm một đợt giảm lãi suất điều hành trong quý III/2023?

Sẽ thêm một đợt giảm lãi suất điều hành trong quý III/2023?

VDSC dự báo vẫn có khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất điều hành trong quý III tới, nếu đặt trong tương quan chính sách tiền tệ là cứu tinh tình hình kinh tế trong nước.

TP.HCM: 5 huyện ngoại thành lên thành phố khả thi hơn lên quận

TP.HCM: 5 huyện ngoại thành lên thành phố khả thi hơn lên quận

Qua đối chiếu các tiêu chí từ quy định hiện hành, so sánh với thực trạng, việc lựa chọn mô hình thành phố thuộc thành phố (tương ứng đô thị loại III) sẽ khả thi và thuận lợi hơn đối với 5 huyện ngoại thành.

Xe chở hàng lên cửa khẩu Lạng Sơn tăng đột biến

Xe chở hàng lên cửa khẩu Lạng Sơn tăng đột biến

Gần 1 tuần qua, lượng xe hàng lên cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn tăng đột biến dẫn đến một số thời điểm ùn ứ cục bộ tại quốc lộ 1A. Hiện tỉnh Lạng Sơn đang khẩn trương áp dụng các giải pháp đồng bộ để nâng cao năng lực thông quan; điều tiết, phân luồng phương tiện chở hàng xuất khẩu.

Chuẩn bị thành lập 3 - 6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm

Chuẩn bị thành lập 3 - 6 trung tâm dự trữ thuốc hiếm

Số lượng thuốc hiếm và thuốc hạn chế nguồn cung được dữ trữ vào khoảng 15 - 20 loại và thuốc giải độc botulinum cũng là một trong thuốc nằm trong danh mục này.

TP.HCM: Cấp quận được quyết đến 120 tỷ đồng, nhiều dự án hết vướng

TP.HCM: Cấp quận được quyết đến 120 tỷ đồng, nhiều dự án hết vướng

Việc ủy quyền cho các quận, huyện sẽ tạo sự chủ động cho quận, huyện đẩy nhanh tiến độ dự án và giảm áp lực cho các sở, ngành.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6/2023

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6/2023

Tháng 6/2023 có nhiều chính sách mới có hiệu lực, trong đó có những chính sách liên quan đến công chức, viên chức; về quy định không được sử dụng hình bác sĩ để quảng cáo bán hàng đa cấp...