Phố ẩm thực Chinatown - nơi mang tính biểu tượng du lịch của đảo quốc sư tử - đã có ngày hoạt động cuối cùng hôm 22/10, khi chỉ còn 2 quầy hàng. Theo Select Group, Công ty chủ quản của khu phố, họ không thể tiếp tục hoạt động vì "không có khách du lịch và kể cả người dân địa phương vì Covid-19". Ngoài ra, các quầy hàng không trả tiền thuê mặt bằng.
Trước khi đóng cửa, Chinatown hấp dẫn du khách với các quầy hàng nổi tiếng trên một đoạn đường dài 100 m tại phố Smith, bày bán đa dạng món ăn như vịt quay, cơm chiên, hàu chiên, các loại hải sản... trên các xe di động và cả các cửa hàng cố định.
Phố ẩm thực Chinatown đóng cửa sau 20 năm. Ảnh: Desmond Wee
Phố ẩm thực khai trương năm 2001 như một nỗ lực của Tổng cục Du lịch Singapore nhằm hồi sinh khu phố Tàu (Chinatown). Khu vực này chỉ dành cho người đi bộ. Thu hút đông đảo du khách vào thời gian đầu mở cửa, nhưng Chinatown dần mất sức hút sau vài năm và 2013, nơi đây đã phải đóng cửa để đại tu với chi phí 4 triệu USD, bao gồm việc xây thêm một hệ thống mái che để phục vụ thực khách trong điều kiện thời tiết xấu. Chinatown mở cửa trở lại đầu năm 2014 với 24 quầy hàng và được điều hành bởi Select Group, một tập đoàn điều hành các nhà hàng Trung Quốc và chuỗi Texas Chicken.
Giám đốc Văn hóa và Nghệ thuật của Tổng cục Du lịch Singapore, Lim Shoo Ling, cho biết chính quyền đã hợp tác chặt chẽ với Select Group để đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ, bao gồm miễn tiền thuê mặt bằng cho những người bán hàng rong, hỗ trợ tài chính cho các chiến dịch tiếp thị của phố ẩm thực.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan để tìm giải pháp thích hợp cho khu phố. Hy vọng sẽ có nhiều thông tin chi tiết được chia sẻ trong thời gian tới", bà Lim cho biết.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.
Nghỉ lễ 30/4 không chỉ thu hút du khách nội địa, kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay TP.HCM chứng kiến làn sóng du khách đến từ châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia châu Á.
Có khí hậu mát mẻ quanh năm; sở hữu những cánh rừng xanh bạt ngàn với phong cảnh hữu tình…vì vậy thời gian qua du lịch – “viên ngọc xanh” của Kon Tum đã có sự phát triển mạnh mẽ. Và tiềm năng này sẽ được phát huy mạnh mẽ hơn khi Kon Tum thực hiện sáp nhập tỉnh.
Nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã sớm tô điểm không gian bằng sắc đỏ rực rỡ của cờ Đảng, cờ Tổ quốc và cờ Giải phóng, hướng về ngày 30/4 – dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước....
Không chỉ khách trong nước mà khách quốc tế đến TP.HCM dịp lễ 30/4 này cũng tăng mạnh; các tour tham quan di tích lịch sử, thăm địa đạo Củ Chi đông khách từ tháng 3.
Theo đó, tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Quảng Nam tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025, Sở Du lịch Quảng Nam đã công bố chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến với xứ Quảng.
Nghỉ lễ 30/4 không chỉ thu hút du khách nội địa, kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay TP.HCM chứng kiến làn sóng du khách đến từ châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia châu Á.
Có khí hậu mát mẻ quanh năm; sở hữu những cánh rừng xanh bạt ngàn với phong cảnh hữu tình…vì vậy thời gian qua du lịch – “viên ngọc xanh” của Kon Tum đã có sự phát triển mạnh mẽ. Và tiềm năng này sẽ được phát huy mạnh mẽ hơn khi Kon Tum thực hiện sáp nhập tỉnh.