Ở nước ngoài, có nhiều loại quả được bày bán với giá khá rẻ, nhưng khi được nhập về Việt Nam lại trở thành “siêu thực phẩm” với giá... trên trời. Nho chuỗi ngọc chính là một trong số đó.
Nho chuỗi ngọc (hay còn gọi là currant) được xem như là loại nho không hạt nhỏ nhất thế giới, có xuất xứ từ Pháp và Đức.
Đúng như tên gọi, loại nho này gây ấn tượng mạnh khi sở hữu vẻ ngoài giống như những viên ngọc trai với 4 màu sắc bắt mắt: đỏ, đen, hồng và trắng.
Mỗi chùm nho có khoảng 10 quả với lớp vỏ căng bóng, quả tròn mọng và đặc biệt có thể nhìn thấy cả hạt bên trong.
Không chỉ có ngoại hình lạ mắt, hương vị của giống nho này cũng được nhiều người đánh giá là độc đáo - pha trộn giữa vị ngọt và chua nhẹ, mùi thơm nồng vị rượu.
Chính vì vậy, nho chuỗi ngọc thường được sử dụng để làm nguyên liệu pha chế thức uống giải nhiệt mùa hè, làm mứt hoặc ngâm rượu.
Đặc biệt ở Pháp, siro làm từ loại nho này còn được dùng để pha với rượu vang trắng hoặc rượu champagne, tạo thành một thứ rượu khai vị gọi là “Kir”.
Bên cạnh đó, nhiều người có thể lựa chọn ăn trực tiếp nho chuỗi ngọc. Tuy nhiên bạn không nên ăn nhiều do chúng có mùi rất nồng, vị chua và hơi chát.
Nho chuỗi ngọc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng vitamin A và C cao, không có chất béo.
Ngoài ra, nho chuỗi ngọc còn có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tim mạch.
Tại các nước Châu Âu, đây được xem như loại quả dại mọc ven đường hoặc thường được trồng để làm cảnh cho sân vườn.
Thậm chí, những hộp nho chuỗi ngọc được trồng và thu hoạch để bày bán trong siêu thị ở nước ngoài cũng có giá khá "mềm" so với thu nhập ở trời tây, chỉ khoảng 10 - 15 euro/kg (tương đương 250.000 - 400.000 đồng/kg).
Tuy nhiên, khi được nhập về Việt Nam vào cuối năm 2014, mức giá của loại nho này bỗng tăng vọt, lên tới 2 triệu đồng/kg.
Được biết, loại quả này có giá nhập khẩu cao như vậy là do chi phí vận chuyển bằng đường hàng không đắt đỏ cũng như quá trình kiểm định chất lượng khá phức tạp.
Tính đến thời điểm hiện tại, không dễ để tìm mua loại nho này trên thị trường do chi phí nhập đắt đỏ và đối tượng khách hàng chủ yếu là tầng lớp có thu nhập cao.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.