Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang (FUTA Bus Lines) vừa có văn bản gửi Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên liên quan đến đề xuất đầu tư xe buýt thuần điện cho mạng lưới giao thông công cộng tại thành phố.
Ngoài ra, công ty cũng cam kết cung ứng đủ số lượng xe buýt thuần điện cho hệ thống xe buýt TP.HCM.
Trích dẫn Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải, trong đó có quy định đối với vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: "Từ năm 2025: 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh", nhằm góp phần thực hiện sớm lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh trước 7 tháng, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút thêm hành khách đi lại bằng xe buýt, Phương Trang nêu 2 kiến nghị.
Thứ nhất, từ ngày 10/5/2024, các hồ sơ mời thầu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố phải yêu cầu sử dụng xe buýt thuần điện mới 100%.
Thứ hai là trong khi chờ đợi các cơ quan quản lý nhà nước ban hành định mức, đơn giá chi phí vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, cho phép sử dụng bộ đơn giá được quy định tại Quyết định số 3677 ngày 30/8/2019 của UBND TP.HCM, cộng thêm mức chênh lệch nhiên liệu, chi phí nhân công tại thời điểm hiện nay để làm cơ sở tính giá gói thầu.
Trường hợp UBND thành phố ban hành chính thức đơn giá chi phí vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thuần điện, khi đó sẽ điều chỉnh lại giá gói thầu nhưng không vượt quá 25%.
Phương Trang khẳng định: Với năng lực và tiềm lực sẵn có, công ty có thể sẵn sàng đầu tư mới xe buýt thuần điện, góp phần vào công cuộc đổi mới hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, mạng lưới xe buýt thành phố hiện nay có 128 tuyến, trong đó có 91 tuyến có trợ giá và 37 tuyến không trợ giá. Trong 2.087 xe đang hoạt động, phần lớn chạy bằng dầu diesel. Chỉ có 521 xe sử dụng khí thiên nhiên nén CNG (thành phần chủ yếu là khí metan) và 18 xe buýt điện.
Theo lộ trình đến năm 2025, TP.HCM sẽ chuyển đổi 395 xe buýt nhiên liệu sạch, nâng tổng số xe buýt xanh lên 899 xe, chiếm khoảng 36% tổng xe buýt hiện có. Kế hoạch đến năm 2030 sẽ chuyển đổi trên 1.800 xe, đạt khoảng 73%. Vì Cần Giờ được quy hoạch là "đô thị sinh thái xanh", TP.HCM ưu tiên thí điểm 100% xe buýt điện, không sử dụng xe động cơ đốt trong.
Kinh phí để sử dụng xe buýt điện mớikhoảng 9.559 tỷ đồng cho 3 kích cỡ nhỏ, trung bình và lớn với giá mỗi xe vào khoảng 4-7 tỷ đồng. Đồng thời, dự án chuyển đổi cũng dự trù kinh phí trợ giá cho các tuyến hiện hữu và tuyến đầu tư mới khoảng 4.240 tỷ đồng. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án hơn 13.800 tỷ đồng.
4 lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng nhất, từ các thiết bị IoT đến mã độc thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gây nguy hiểm với các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có 99% trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine sởi đã được tiêm chủng.
Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh, tương đương mức tăng 4,8%. Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.
Hiện tại, nhiều loại hình bất động sản khác trên thị trường đã phục hồi rõ nét với thanh khoản, giá bán và nguồn cung liên tục được cải thiện. Nhưng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Theo ông Matsuda Hisashi - Chủ tịch Hội Công Thương thành phố Okayama (Nhật Bản), tình hình lao động tại Nhật Bản đang thiếu hụt, các nhà máy ở thành phố Okayama cần sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Long An cùng các doanh nghiệp đưa lao động đến đây làm việc.
Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.