Chủ nhật, 24/11/2024

Quản lý thuế thương mại điện tử

21/10/2022 7:00 PM (GMT+7)

Sách trắng Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm 2022 vừa công bố dự báo quy mô thị trường TMĐT bán lẻ của Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD, tăng 20% so năm trước. Như vậy, suốt 7 năm qua, TMĐT Việt Nam luôn giữ tốc độ tăng trưởng hai con số và dự báo có thể đạt 39 tỷ USD vào năm 2025.

Quản lý thuế thương mại điện tử - Ảnh 1.

Ảnh: minh họa

Tại thời điểm hiện nay, Việt Nam có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT; trong đó có 41 sàn TMĐT bán hàng, 98 sàn TMĐT cung cấp dịch vụ và 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài; với số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.

Cuối tháng 3/2022, Tổng cục Thuế đưa vào vận hành hệ thống cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài đang có hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng tại Việt Nam. Sự kiện này cũng đánh dấu Việt Nam trở thành 1 trong 4 quốc gia tiên phong ở khu vực Đông Nam Á thành công trong việc khẳng định chủ quyền quản lý thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số.

Sau 6 tháng triển khai hệ thống nói trên, đến nay đã có 36 nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đăng ký kê khai và nộp thuế trên cổng thông tin. Trong số này, có cả 6 doanh nghiệp nước ngoài (Meta, Google, Microsoft, TikTok, Netflix và Apple) - đang nắm giữ 90% thị phần doanh thu dịch vụ TMĐT xuyên biên giới tại Việt Nam, thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 9, số tiền cơ quan thuế thu được từ dịch vụ TMĐT xuyên biên giới đạt gần 1.000 tỷ đồng.

Nhưng theo nhiều chuyên gia, số tiền thuế thu được còn quá khiêm tốn. Bởi với quy mô 90% người dùng internet tại Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến; chỉ tính riêng doanh thu từ TMĐT năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Nhiều ý kiến cho rằng, quản lý thuế TMĐT hiện nay vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế số.

Chính sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức TMĐT mới trong thời gian qua đã đặt ra những thách thức mới, không nhỏ đối với các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan thuế.

Cụ thể là những khó khăn trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế và căn cứ tính thuế. Trong nền kinh tế số rất khó phân biệt một số loại thu nhập, đặc biệt là bản quyền, phí dịch vụ và lợi nhuận kinh doanh; khó kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT. Bởi, một đối tượng có thể có nhiều gian hàng trên 1 sàn giao dịch TMĐT, và cùng lúc trên nhiều sàn giao dịch TMĐT, nhiều trang mạng xã hội. Ngoài ra, việc kiểm soát dòng tiền cũng không dễ dàng khi mà hệ thống thanh toán theo hình thức trả tiền mặt khi giao hàng được áp dụng phổ biến hơn các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Trước thách thức đó, Tổng cục Thuế cho biết đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh quản lý thuế TMĐT như: Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt hướng dẫn nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê khai, nộp thuế trên cổng thông tin điện tử; phân bổ quyền đánh thuế đối với thu nhập từ kinh tế số; quy định trách nhiệm của chủ sở hữu sàn TMĐT trong việc khai thuế, nộp thuế thay cho người bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn…

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã khuyến nghị Việt Nam thu thuế giá trị gia tăng tại nguồn đối với các hoạt động TMĐT. Tuy nhiên, để thực hiện được giải pháp này, Việt Nam cần củng cố rất nhiều về căn cứ pháp lý. Cụ thể, phải sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến Luật Quản lý thuế cho phù hợp với các hoạt động TMĐT đang diễn ra trên thực tế.

Hy vọng, với nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan chức năng, những “lỗ hổng” trong công tác quản lý thuế TMĐT hiện nay sẽ sớm được khắc phục, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Theo Biên phòng

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Honda Việt Nam tiếp tục triệu hồi xe, lần này dòng hybrid

Honda Việt Nam tiếp tục triệu hồi xe, lần này dòng hybrid

Honda Việt Nam vừa phát đi thông báo về việc triển khai chiến dịch triệu hồi xe hybrid CR-V e:HEV RS được nhập khẩu từ Thái Lan. Thời gian bắt đầu kiểm tra là ngày 25/11/2024.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Xe hybrid chở khách sử dụng nhiên liệu hydro lăn bánh

Xe hybrid chở khách sử dụng nhiên liệu hydro lăn bánh

Tập đoàn Toyota sẽ thử nghiệm dòng xe van chở khách chạy bằng hydro và điện (động cơ hybrid gần như không phát thải khí CO2) trên đường tại Úc vào mùa xuân 2025 sau giai đoạn chạy thử ở Nhật hiện nay.

Dừng miễn 50% phí trước bạ cho xe nội địa, cuộc đua ngành xe càng gay cấn

Dừng miễn 50% phí trước bạ cho xe nội địa, cuộc đua ngành xe càng gay cấn

Từ ngày 01/12/2024 trở đi, xe sản xuất và lắp ráp trong nước không được miễn 50% phí trước bạ, vì thế cuộc đua của xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu ngày càng gay cấn.

Hợp tác Trump - Musk có thể giúp X đấu lại mạng xã hội mới nổi?

Hợp tác Trump - Musk có thể giúp X đấu lại mạng xã hội mới nổi?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk đang hợp tác chặt chẽ với nhau cho nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump. Tuy nhiên, người ta không thể biết mạng X của Musk sẽ có những "chiêu" gì khi Bluesky đang nổi lên mạnh mẽ.

Ôtô Trung Quốc đổ bộ ồ ạt vào Việt Nam

Ôtô Trung Quốc đổ bộ ồ ạt vào Việt Nam

Trong tháng 10/2024, lượng ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 2.617 xe, tương đương 78,6 triệu USD, tăng 11% so với tháng trước.