Thứ bảy, 20/04/2024

Quan niệm sai lầm "bữa ăn phải có thịt"

29/10/2021 1:00 PM (GMT+7)

Quan niệm bữa ăn phải có thịt dẫn đến gia tăng nhiều bệnh mạn tính, thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.... Các bà mẹ tiếp tay phần nào cho thói quen này.

Quan niệm sai lầm "bữa ăn phải có thịt" - Ảnh 1.

Bác sĩ sinh dưỡng cảnh báo quan niệm sai lầm 'bữa ăn phải có thịt' (Ảnh minh họa)

Theo kết quả Tổng điều tra về dinh dưỡng 2019-2020, khẩu phần ăn hàng ngày của người dân được cải thiện cả về số lượng và chất lượng, nhưng bữa ăn chưa thực sự lành mạnh, cân đối.

Cụ thể, từ năm năm 2010 đến năm 2020 cơ cấu bữa ăn của người Việt có sự thay đổi rõ rệt: mức tiêu thụ protein, lipid, rau xanh và hoa quả trong khẩu phần tăng, lượng glucid trong khẩu phần giảm đã làm cho khẩu phần ăn người Việt cân đối hơn, gần tiếp cận với nhu cầu khuyến nghị.

Nhưng mức tiêu thụ thịt tăng nhanh, bình quân 134 gam/người/ngày, trong đó thịt đỏ là 95.5g, thịt gia cầm 36.2g, các sản phẩm từ thịt là 4.7g. Với khu vực thành thị thì mức tiêu thụ thịt cao hơn là 154 gam/người/ngày, trong đó thịt đỏ là 155,3g, thịt gia cầm 36.5g, các sản phẩm từ thịt là 3.9g.

Lượng protein trong khẩu phần tăng là 79,6g, tỷ lệ protein động vật/ protein tổng số là 52,8%. Lượng lipid trong khẩu phần là 45,5g, tỷ lệ giữa LĐV/LTS  là 51,4%.

Trong khi đó, theo nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam năm 2016 thì số lượng protein/ngày ở người trưởng thành (19-30 tuổi) lao động vừa nam giới là 74-68g, nữ giới 63-60g, lượng thịt đỏ là 71g/ngày và tỷ lệ giữa PĐV/PTS là từ 30-35%, tỷ lệ giữa LĐV/LTS  không nên vượt quá 60%.

ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến - Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, hiện bữa ăn người Việt quá nhiều đạm động vật, nên tỷ lệ giữa PĐV/PTS là 52,8%, tỷ lệ này vượt quá so với nhu cầu khuyến nghị gần 2 lần.

Đáng lưu ý, cơ cấu tiêu thụ thịt trong khẩu phần, thì mức tiêu thụ thịt đỏ quá cao so với nhu cầu khuyến nghị là 70g/người/ngày. Tuy mức tiêu thụ lipid trong khẩu phần là hợp lý và tỷ lệ giữa lipid động vật so với lipid tổng số là 51,4% nằm trong giới hạn theo khuyến nghị dưới 60%, nhưng lipid từ nguồn động vật nhiều hơn so lipid nguồn thực vật.

Việc ăn nhiều thịt, nhưng ít rau dẫn đến gia tăng nhiều bệnh mạn tính, thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường. TS.BS. Đỗ Thị Phương Hà - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, tại các nước đang phát trong đó có Việt Nam hiện nay có hình thái bệnh tật chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây truyền là chính.

Theo thống kê gần đây cho thấy 75% số trường hợp tử vong ở Việt Nam là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, loãng xương, gout …

“Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, mất cân đối về các chất dinh dưỡng (nhiều thịt, mỡ động vật) của người Việt đã làm gia tăng các bệnh mạn tính hiện nay như: thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, gút, rối loạn mỡ máu…

Mức tiêu thụ thịt quá cao, đặc biệt là thịt đỏ một phần là do thói quen tiêu dùng là bữa ăn phải có thịt, đặc biệt là trong các bữa cỗ, bữa tiệc; đồng thời vì thịt dễ chế biến và thời gian chế biến nhanh; thịt dễ ăn và phù hợp với tiêu hóa của trẻ em, người già; các bà mẹ không tập cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm như tôm, cua, cá, đậu phụ, đậu đỗ,… ngay từ khi còn nhỏ đã vô tình tạo nên thói quen cho trẻ chỉ ăn thịt, không ăn rau trong bữa ăn hàng ngày”, Ths. BS Nguyễn Văn Tiến nhấn mạnh.

Các chuyên gia cảnh báo, để có sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế mắc các bệnh mạn tính, thì người Việt cần thay đổi thói quen tiêu dùng thịt, ăn uống lành mạnh hơn.

Người dân nên ăn chất đạm đa dạng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, nên bổ sung chất đạm động vật và thực vật, với tỉ lệ cân đối giữa nguồn đạm động vật và thực vật, giảm tiêu thụ thịt các loại, tăng cường ăn cá, hải sản, đậu phụ và sản phẩm từ đậu đỗ.

Đặc biệt, BS Nguyễn Văn Tiến cũng nhấn mạnh người dân nên hạn chế các loại thịt đỏ 70-80g/ngày/người như bò, heo, cừu... tăng cường ăn thực phẩm lành mạnh như cá, hải sản, trứng, sữa, thịt gia cầm...

Để hạn chế sự gia tăng của các bệnh mạn tính thừa cân béo phì, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, gút... thì người trưởng thành nên ăn chất đạm động vật theo tỉ lệ khoảng 30%-50% tổng số chất đạm, tỷ lệ lipid động vật / lipid tổng số là dưới 60%.

Tuổi càng cao thì nên ăn lượng protein từ động vật càng ít, cần bổ sung lượng protein hợp lý theo tỷ lệ là 1/3 đạm động vật và 2/3 đạm thực vật. Với trẻ nhỏ, nguồn đạm động vật cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, vì vậy lượng protein nên theo tỷ lệ là 2/3 đạm động vật và 1/3 đạm thực vật trong mỗi bữa ăn hàng ngày.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".