Thứ sáu, 29/03/2024

Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030

09/01/2023 7:00 PM (GMT+7)

Chiều 9/1, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tỉ lệ 449/489 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 90,52% tổng số đại biểu Quốc hội).

Báo cáo trước khi Quốc hội bấm nút, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã rà soát lược bỏ những nội dung quá cụ thể, chi tiết để cụ thể hóa ở các quy hoạch cấp dưới, bảo đảm yêu cầu bao quát, ngắn gọn.

Phấn đấu GDP bình quân khoảng 6,5 - 7,5%/năm

Nghị quyết nêu rõ phạm vi ranh giới quy hoạch là toàn bộ lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo, lòng đất, vùng biển, vùng trời Việt Nam.

Không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức hiệu quả, thống nhất trên quy mô toàn quốc, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế gắn với khai thác lợi thế so sánh của quốc gia, từng vùng, từng địa phương trong vùng nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác cho phát triển để hình thành vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 - Ảnh 1.

Quốc hội biểu quyết thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khoá XV

Quốc hội thống nhất, giai đoạn 2031 - 2050 phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 6,5 - 7,5%/năm. Đến năm 2050 GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 27.000 - 32.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2050 đạt 70 - 75%; Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt từ 0,8 trở lên, đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Còn đến năm 2030, kinh tế phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tỷ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt trên 50%, khu vực công nghiệp - xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt trên 50%.

Quốc hội yêu cầu phát huy lợi thế của từng vùng kinh tế - xã hội; tập trung phát triển hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hành lang kinh tế Bắc - Nam, các hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hoà - Vũng Tàu với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào phát triển chung của đất nước.

Phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới; tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%; phấn đấu từ 3 - 5 đô thị ngang tầm khu vực và quốc tế. Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững và gắn với đô thị hoá; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt trên 90%, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; tỷ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.

Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng

Nghị quyết cũng nêu rõ định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội, tổ chức không gian phát triển đất nước thành 6 vùng kinh tế - xã hội. Định hướng phát triển vùng và liên kết vùng gồm có: Vùng trung du và miền núi phía Bắc, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 8 - 9%/năm.

Vùng đồng bằng sông Hồng phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 9%/năm.

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7 - 7,5%/năm.

Vùng Tây Nguyên phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7 - 7,5%/năm.

Vùng Đông Nam Bộ phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8 - 8,5%/năm.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 6,5 - 7%/năm.

Nghị quyết xác định phát triển vùng động lực phía Bắc, bao gồm Thủ đô Hà Nội và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục Quốc lộ 5 và Quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, trong đó, Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng.

Phát triển vùng động lực phía Nam, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục Quốc lộ 22, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, Quốc lộ 51 qua các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng động lực.

Hình thành, phát triển vùng động lực miền Trung, bao gồm khu vực ven biển (các địa bàn cấp huyện từ đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến biển) thuộc các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; trong đó thành phố Đà Nẵng là cực tăng trưởng. Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng động lực.

Hình thành, phát triển vùng động lực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm thành phố Cần Thơ, các địa bàn cấp huyện của các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp gắn với khu vực kết nối các tuyến đường cao tốc (cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Vĩnh Long, cao tốc An Hữu - Cao Lãnh, cao tốc Bắc - Nam phía Tây từ Cao Lãnh đến Rạch Sỏi) và thành phố Phú Quốc; trong đó thành phố Cần Thơ là cực tăng trưởng.

Trong giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục mở rộng phạm vi của vùng động lực gắn với cảng biển Trần Đề, Sóc Trăng.

Từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại vùng trung du và miền núi phía Bắc; khu vực Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) kết nối giữa miền Trung và đồng bằng sông Hồng; vùng Tây Nguyên; khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và phụ cận).

Theo VOV

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ đông sáng lập VietBank rời ghế lãnh đạo không phải vì "lý do cá nhân"

Cổ đông sáng lập VietBank rời ghế lãnh đạo không phải vì "lý do cá nhân"

Bà Trần Thị Lâm, người sáng lập Tập đoàn Hoa Lâm và là cổ đông sáng lập VietBank, vừa từ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc ngân hàng này sau 10 tháng đảm trách, với lý do muốn tập trung vào lĩnh vực y tế.

1,4 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024

1,4 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024

Theo Sở Du lịch TP.HCM, khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,4 triệu lượt, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng hôm nay (29/3): Vàng nhẫn tăng dữ dội, 300.000 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (29/3): Vàng nhẫn tăng dữ dội, 300.000 đồng/lượng

Sáng nay 29/3, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng hôm nay ở SJC 79 - 81 triệu đồng /lượng. Đặc biệt, giá vàng hôm nay ở nhẫn tròn trơn đã vượt 70 triệu đồng, tăng tới 300.000 đồng/lượng

Cục Hàng không tăng thêm nhiều slot tại sân bay Tân Sơn Nhất

Cục Hàng không tăng thêm nhiều slot tại sân bay Tân Sơn Nhất

Để phục vụ nhu cầu hành khách đi lại trong cao điểm 30/4 – 1/5 sắp tới, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định tăng thêm slot tại sân bay Tân Sơn Nhất, giúp các hãng bổ sung hàng trăm chuyến bay.

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu khởi công xây dựng 3 dự án giao thông trọng điểm là cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 và Vành đai 4 vào dịp lễ 30/4 năm sau.

Từ 15h chiều nay, xăng RON 95 lại tăng 530 đồng/lít, lên 24.810 đồng

Từ 15h chiều nay, xăng RON 95 lại tăng 530 đồng/lít, lên 24.810 đồng

Từ 15h chiều nay (28/3), xăng E5 RON 92 tăng thêm 410 đồng, lên 23.620 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 tăng thêm 530 đồng, lên 24.810 đồng/lít. Hiện, giá xăng đang ở mức giá cao nhất tính từ đầu năm và cao nhất trong vòng 5 tháng qua.