Thứ ba, 23/04/2024

Sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới: Không trụ sở, nghi rửa tiền, trốn thuế

21/09/2021 1:00 PM (GMT+7)

Sàn giao dịch tiền số Binance hàng đầu thế giới không có trụ sở cụ thể lần lượt bị đưa vào tầm ngắm, vì các nghi vấn vi phạm đa dạng khác nhau.

Mới đây nhất là các nghi vấn liên quan đến giao dịch nội gián và thao túng thị trường, mà Mỹ là quốc gia đang đi đầu điều tra, sẽ xử lý mạnh tay nền tảng này.

Binance: Chỉ mất khoảng 6 tháng để vươn lên trở thành sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất toàn cầu

Được biết, sàn giao dịch này được ra mắt chính thức vào tháng 8/2017, nhưng điều đáng ngạc nhiên đó là Binance chỉ mất khoảng 6 tháng để vươn lên trở thành sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất toàn cầu và duy trì vị thế đó cho đến ngày hôm nay. Đứng sau Binance là Changpeng Zhao - người có biệt danh là "CZ", sinh năm 1977 ở Giang Tô, Trung Quốc. Tuy nhiên, gia đình ông rời Trung Quốc sang Canada sinh sống năm ông 12 tuổi.

Changpeng Zhao, 41 tuổi, người sáng lập sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới Binance từng được lên trang bìa tạp chí Forbes vì góp mặt trong câu lạc bộ tỉ phú tiền ảo bí mật. Ảnh: @Bitcoin.

Changpeng Zhao, 41 tuổi, người sáng lập sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới Binance từng được lên trang bìa tạp chí Forbes, vì góp mặt trong câu lạc bộ tỉ phú tiền ảo bí mật. Ảnh: @Bitcoin.

Zhao thành lập Binance ở Thượng Hải. Lúc đầu, sàn này phục vụ các nhà đầu tư tiền điện tử Trung Quốc, giúp chỉnh đốn lại thị trường tiền kỹ thuật số lộn xộn diễn ra tại quốc gia này. Nhưng nào ngờ, chỉ trong vài tháng sau đó, sàn Binance đã bị buộc phải rời khỏi Trung Quốc khi lệnh cấm đối với các sàn giao dịch tiền điện tử gia tăng và ngày càng gắt gao hơn. Nhưng những sóng gió này cũng không ngăn Binance trở thành sàn giao dịch lớn nhất thế giới, bằng cách giảm phí cho các nhà giao dịch tiền điện tử và sử dụng "Binance coin" thay cho tiền mặt.


Bị điều tra vì nghi vấn lợi dụng kiếm lời bất chính từ người chơi

Mới đây, theo thông tin mà tờ Bloomberg đưa tin thì cơ quan điều tra Mỹ đang tìm hiểu liệu những nhân viên của Binance hoặc bản thân chính sàn giao dịch này có đang lợi dụng kiếm lời bất chính từ người chơi hay không. Thậm chí Ủy ban quản lý sàn giao dịch kỳ hạn (CFTC) cũng bắt tay tham gia vào cuộc điều tra này.

Điều đáng lưu ý là mặc dù không có trụ sở cụ thể ở bất kỳ quốc gia nào nhưng lượng giao dịch được thực hiện trên Binance đạt hơn 1,4 triệu lệnh mỗi giây. Nền tảng này hiện có hơn 500 loại tiền điện tử có sẵn cho người dùng trên toàn cầu để trao đổi.

Cũng theo dữ liệu từ công ty theo dõi Coinmarketcap, hơn 16 tỷ USD giao dịch tiền điện tử được Binance xử lý mỗi ngày, so với chỉ hơn 2 tỷ USD của "gã khổng lồ" Mỹ Coinbase. Cho đến nay, Binance vẫn được nhiều người coi là một trong những sàn giao dịch tốt nhất, đáng tin cậy nhất trong thế giới tiền số.

Lượng giao dịch được thực hiện trên Binance đạt hơn 1,4 triệu lệnh mỗi giây. Ảnh: @AFP.

Lượng giao dịch được thực hiện trên Binance đạt hơn 1,4 triệu lệnh mỗi giây. Ảnh: @AFP.

Việc hàng triệu giao dịch mỗi ngày được thực hiện đã thu hút sự chú ý của các nhà chức trách Mỹ với câu hỏi liệu sàn Binance có lợi dụng thông tin mua bán của nhà đầu tư để đầu cơ kiếm lời hay không, hoặc họ có thực hiện giao dịch ngay trước lệnh của người chơi để trục lợi hay không.

Trước thông tin này, người phát ngôn của Binance cho biết công ty có chính sách không khoan nhượng với bất kỳ hoạt động nội gián nào, đồng thời có một quy tắc đạo đức nghiêm ngặt để ngăn chặn bất kỳ hành vi sai trái nào gây tổn hại đến lợi ích của khách hàng, cũng như hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch.

Thậm chí, phía Binance cho biết đội ngũ bảo mật của sàn đã có những khung hình phạt sẵn cho hành vi giao dịch bất chính, cũng như chịu trách nhiệm với nhân viên của mình, qua đó nhẹ nhất là chấm dứt hợp đồng với những người vi phạm.

Trước nhiều nghi vấn, Bộ tư pháp và Sở thuế vụ Mỹ cũng bắt đầu đã tiến hành điều tra hình sự xem liệu Binance có phải là một đường dây rửa tiền, trốn thuế hay không.


Trước mắt, ở thời điểm hiện tại sàn Binance chưa hề bị chính thức buộc tội về bất kỳ hành vi sai trái nào, và các cuộc điều tra cũng chưa đưa đến quyết định đóng cửa nào tại thị trường Mỹ. Ủy ban CFTC và Bộ tư pháp Mỹ đã điều tra sàn Binance được nhiều tháng qua và sẽ cần thêm thời gian trước khi họ chính thức ra quyết định. Động thái này cho thấy, từ lâu các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại tiền điện tử đang được sử dụng để che giấu các giao dịch bất hợp pháp, bao gồm cả hành vi trộm cắp, buôn bán ma tuý, trốn thuế…

Từ lâu đã là "cái gai" trong mắt nhiều nhà quản lý

Thực tế mà nói, Binance này từ lâu đã là "cái gai" trong mắt nhiều nhà quản lý. Tại nhiều quốc gia, Binance (tên miền chính Binance.com) không thể truy cập được. Tại Mỹ, người dùng phải vào Binance.us. Dù vậy, nền tảng này cũng bị hạn chế.

Từ lâu các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại tiền điện tử đang được sử dụng để che giấu các giao dịch bất hợp pháp. Ảnh: @AFP.

Từ lâu các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại tiền điện tử đang được sử dụng để che giấu các giao dịch bất hợp pháp. Ảnh: @AFP.

Năm 2021, sàn giao dịch Binance bị nhiều quốc gia đưa vào "tầm ngắm". Điển hình là vào hồi tháng 6, cơ quan Dịch vụ Tài chính của Nhật Bản đã cảnh cáo nền tảng này về việc hoạt động không đăng ký. Cùng tháng đó, Cơ quan Quản lý Tài chính của Anh (FCA) yêu cầu Binance cũng như các công ty có liên quan, bao gồm Binance Markets Limited và công ty mẹ Binance Group không được thực hiện bất kỳ giao dịch nào tại nước này vì công ty không có trụ sở chính. Tháng 7 vừa qua, Binance tiếp tục bị Cơ quan quản lý Chứng khoán Italy yêu cầu "không được phép" cung cấp các dịch vụ và hoạt động đầu tư.

Bên cạnh đó, Binance và người sáng lập "CZ" cũng vào tầm ngắm điều tra do các hoạt động trao đổi tiền bất hợp pháp. Theo Chainalysis, một công ty chuyên theo dõi các giao dịch tiền điện tử cho hay, Binance là sàn giao dịch phổ biến nhất thế giới để tội phạm rửa tiền, chiếm 27,5% trong số 2,8 tỷ USD Bitcoin bất hợp pháp được xác định. Còn ở Trung Quốc, Binance bị cấm cùng tất cả sàn giao dịch tiền điện tử khác.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Chứng khoán lại dò "đáy"

Chứng khoán lại dò "đáy"

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/4) lại giảm tới 12,82 điểm (-1,08%), xuống 1.177,4 điểm.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Nhà đầu tư nên tận dụng những phiên phục hồi cơ cấu lại danh mục, chỉ giữ lại những cổ phiếu vẫn giữ được xu hướng tăng giá, hạn chế giải ngân mua mới cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.

1.300 tỷ đồng đổ vào Hoàng Anh Gia Lai

1.300 tỷ đồng đổ vào Hoàng Anh Gia Lai

Công ty CP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã cổ phiếu HAG) đã bán được 130 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để thu về 1.300 tỷ đồng. Như vậy, vốn điều lệ HAGL đã tăng từ gần 9.275 tỷ đồng lên gần 10.575 tỷ đồng.