Việc đưa các ứng dụng công nghệ số vào hoạt động du lịch không còn xa lạ trên thế giới. Tại Việt Nam, với nỗ lực làm mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng trải nghiệm cho du khách, nhiều điểm đến, đơn vị kinh doanh du lịch đã triển khai các công nghệ mới, tạo hiệu quả nhất định trong thời gian qua.
Du lịch cùng các tiện ích thông minh
Là di tích đầu tiên ở Hà Nội áp dụng vé điện tử từ ngày 13-5-2022, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám ghi nhận những thành tựu trong đổi mới công tác quản lý thông qua chuyển đổi số. Chị Nguyễn Thị Mai, hướng dẫn viên Công ty Du lịch Vietravel cho biết, việc sử dụng vé điện tử đã giúp các hướng dẫn viên thuận tiện hơn khi đưa khách tham quan. “Tôi chỉ cần mua một vé, quét mã QR cho cả đoàn đi vào, thay vì mua cho mỗi người một vé giấy như trước kia. Với hệ thống này chúng tôi dễ dàng kiểm soát lượng khách, không lo mất vé, nếu có đoàn đông”, chị Mai chia sẻ.
Theo Giám đốc Trung tâm Văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu, kể từ khi đưa vé điện tử vào hoạt động, đơn vị nhận được nhiều phản hồi tích cực từ du khách cũng như các đơn vị lữ hành. Hệ thống này không chỉ giúp đơn vị quản lý tốt lượng khách tham quan, mà còn là bước để triển khai những hoạt động du lịch thông minh, như mua vé trực tuyến, thẻ du lịch…
Tiếp nối di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngày 2-9 vừa qua, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch chính thức sử dụng vé điện tử cho du khách nước ngoài (khách trong nước không mất vé). Hệ thống hỗ trợ khách có thể mua vé trước và soát vé điện tử trên ứng dụng "Du lịch Việt Nam - Vietnam Travel", hoặc có thể “soát vé” trực tiếp thông qua thẻ du lịch thông minh. “Việc mua vé điện tử không chỉ giảm thời gian chờ đợi, mà còn thân thiện với môi trường”, Andy Samberg - một du khách người Anh bày tỏ. Nhiều năm nay, không ít di tích của Hà Nội đã đưa ứng dụng công nghệ số vào hoạt động đón khách, như hệ thống thuyết minh tự động với nhiều ngôn ngữ khác nhau tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long; xe đạp thông minh tại làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm)...
Mới đây, một số địa phương cũng triển khai ứng dụng công nghệ 360 độ, giúp du khách trải nghiệm du lịch trên không gian số. Điển hình là quận Ba Đình triển khai dự án “Số hóa di tích lịch sử”, giúp du khách trải nghiệm tour du lịch ảo “Ba Đình 360 độ” trên điện thoại thông minh, tái hiện 5 địa danh nổi tiếng trên địa bàn quận, gồm: Đền Voi Phục, Hoàng thành Thăng Long, đền Quán Thánh, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Quận Tây Hồ cũng đưa hoạt động trải nghiệm du lịch 360 độ tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn từ đầu tháng 9-2022, giúp du khách hiểu hơn tiềm năng du lịch của địa phương.
Kết hợp công nghệ với thực tế
Việc đưa các ứng dụng công nghệ số vào hoạt động du lịch là việc thiết yếu để phát triển du lịch thông minh, bền vững, tăng sức hấp dẫn cho du khách. Điều này được khẳng định trong rất nhiều hội thảo, tọa đàm của ngành Du lịch, nhất là sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, xu hướng và nhu cầu du lịch của du khách đã thay đổi.
Tháng 8 vừa qua, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) lần đầu tiên ra mắt tài liệu “Chuyển đổi số trong ngành Du lịch: Chuyển đổi nhận thức và thống nhất hành động”, nhằm cung cấp thông tin tổng quan về thực trạng và các giải pháp tổng thể thực hiện, triển khai chuyển đổi số để phát triển du lịch bền vững. Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp thiết, mang tính chiến lược đối với ngành Du lịch trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó có phát triển du lịch số, du lịch thông minh.
Theo nhiều chuyên gia, việc sử dụng các ứng dụng, công nghệ là để tăng thêm tính trải nghiệm cho du khách, chứ không phải là phương thức thay thế trải nghiệm thực tế. Còn theo Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch quốc gia (TAB) Trần Trọng Kiên, đưa các ứng dụng công nghệ số, trải nghiệm 3D, thực tế ảo là một phần của việc nâng cấp chất lượng dịch vụ. Để thu hút du khách, các địa phương, đơn vị cần chú trọng phát triển ứng dụng công nghệ và các dịch vụ trải nghiệm thực tế.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Lê Thanh Thảo nhấn mạnh, việc đầu tư ứng dụng công nghệ để nâng cấp chất lượng dịch vụ cần phải thực hiện bài bản, thường xuyên, chứ không chỉ là những sản phẩm mang tính nhất thời. Tại Hà Nội, ngành Du lịch Thủ đô xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển du lịch chuyên nghiệp và chất lượng hơn. Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, Sở khuyến khích các đơn vị đầu tư, triển khai nhiều sản phẩm du lịch có ứng dụng công nghệ, nhất là hình thức mua vé trực tuyến, tra cứu thông tin điện tử, bản đồ số…, giúp du khách thuận tiện hơn khi trải nghiệm du lịch.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.
Các tác giả tham dự cuộc thi video clip “Tôi yêu Bà Rịa - Vũng Tàu” năm 2024 đã làm khó Ban Giám khảo và Ban Tổ chức (BTC) cuộc thi vì tác giả nào cũng chăm chút cho tác phẩm quá tỉ mỉ. Ngoài ra, BTC cũng nhận được số lượng vượt trội so với năm trước.
Món phở bò được hàng triệu người Việt ưa thích đã tiếp tục được kênh truyền hình CNN nổi tiếng thế giới đưa vào danh sách 20 món ăn loại súp ngon nhất thế giới.
Trên thế giới có những điểm đến nổi tiếng nguy hiểm nhưng lại có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với du khách. Đó là nơi hàng ngàn con rắn độc, vách đá cheo leo, hay miệng núi lửa với cái nóng cháy da tạo nên sự mê hoặc khó tả với những người đam mê khám phá.
Giải Phan Thiết Marathon 2024 diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/11 với 3.000 vận động viên tham dự, trong đó có hơn 80 vận động viên nước ngoài với 5 cự ly 5km, 10km, 21km, 30km và 42km.