Thứ hai, 06/05/2024

Thái Sơn - ngọn núi được ví với công cha

12/12/2021 1:00 PM (GMT+7)

Nhiều người Việt Nam quen thuộc với tên núi Thái Sơn - vẫn được nhắc tới để so sánh với công cha. Kỳ thực, đây là một trong 5 ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc.


Thực tế, nếu so sánh với đỉnh Fansipan (Việt Nam) cao 3.143 m và “nóc nhà thế giới” Everest cao 8.850 m thì núi Thái Sơn có chiều cao khá khiêm tốn khi ngọn cao nhất là Ngọc Hoàng chỉ cao 1.545m so với mực nước biển. Dù vậy, Thái Sơn vẫn là biểu tượng của nền văn minh, tín ngưỡng của Trung Quốc cổ đại và cả đương đại. Ngọn núi này còn được người Trung Hoa tôn xưng là “Hoa Hạ thần sơn” (Núi thiêng ở xứ Hoa Hạ - Trung Quốc).

Với tổng diện tích hơn 420 km2, nằm ở đồng bằng sông Hoàng Hà, miền Trung của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, núi Thái Sơn bao gồm nhiều dãy núi hùng vĩ. Vì vậy, người xưa còn gọi ngọn núi này là “cột chống trời”.

Thái Sơn - ngọn núi được ví với công cha - Ảnh 1.

Núi Thái Sơn được người Trung Hoa tôn xưng là “Hoa Hạ thần sơn” (Núi thiêng ở xứ Hoa Hạ - Trung Quốc). (Ảnh: TL)

Thái Sơn có núi non chập chùng, vách đá dựng đứng, rừng cây cổ thụ cứng cáp xanh tươi, những thác nước trong vắt tựa như những dòng suối ngọc chảy giữa đất trời lung linh huyền ảo.

Thái Sơn - ngọn núi được ví với công cha - Ảnh 2.

(Ảnh: khoahoc.tv)

Đứng trên đỉnh của ngọn Ngọc Hoàng sẽ thấy thế núi trùng điệp dưới chân. Nếu đến đây vào những ngày đẹp trời du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng sông Hoàng Hà lấp lánh ánh vàng, những đám mây lãng đãng trên đỉnh núi và phủ khắp Thái Sơn.

Thái Sơn - ngọn núi được ví với công cha - Ảnh 3.

Vào năm 1987, núi Thái Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. (Ảnh: TL)

Thái Sơn được cho chính là nơi cát tường phát sinh của muôn vật, biểu trưng cho quyền lực chính trị của vua chúa. Vì vậy, đây là ngọn núi linh thiêng nhất, được xếp thứ 1 trong 5 ngọn núi cao nhất (hay còn được gọi với cái tên Ngũ nhạc của Trung Quốc, bao gồm 5 ngọn núi lớn: Thái Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn, Tung Sơn).

Trên đỉnh dãy núi này có rất nhiều đình đài miếu mạo và các công trình kiến trúc độc đáo khác bao gồm 20 quần thể kiến trúc, hơn 2.000 di tích lịch sử văn hóa, nhiều bút tích của các văn nhân. Đền Đại, đầm Vương Mẫu, cửa Nam Thiên, đền Bích Xá, cung Đâu Mẩu, lầu Xích Thiên... đều là các công trình kiến trúc cổ nổi tiếng và có giá trị nghệ thuật.

Thái Sơn - ngọn núi được ví với công cha - Ảnh 4.

Đỉnh Thái Sơn có rất nhiều đình đài miếu mạo và những công trình kiến trúc độc đáo. (Ảnh: kimlientravel)

Núi Thái Sơn còn có một đặc điểm thiên nhiên nổi bật đó là thông cổ thụ và đá. Hiện nay, nơi đây có hơn 10.000 cây cổ thụ có tuổi trên trăm năm và hơn 3.300 cây có tuổi từ 330 năm đến 1.000 năm, hoặc còn nhiều hơn, đặc biệt cây Ngân Hạnh có niên đại 2.000 năm tuổi được mệnh danh là "hóa thạch sống" cho hệ thực vật tiêu biểu của Thái Sơn. Cùng với cây cổ thụ là những dòng suối không lớn nhưng nước trong vắt, tinh khiết và mát rượi. Nhiều thác nước đổ từ trên cao xuống trắng xóa làm du khách sững sờ, thích thú. Nhưng nổi bật nhất vẫn là đá với đủ dáng, đủ kiểu, vách đá phẳng, dựng đứng.

Thái Sơn - ngọn núi được ví với công cha - Ảnh 5.

Sự hùng vĩ huyền ảo của ngọn núi thiêng Thái Sơn. (Ảnh: Báo Thể thao Việt Nam)

Thái Sơn - ngọn núi được ví với công cha - Ảnh 6.

(Ảnh: Thái Học)

Mặc dù là một di sản thiên nhiên song núi Thái Sơn lại gắn liền với đời sống tâm linh và nhiều nét văn hóa, lịch sử của Trung quốc nên đã được UNESCO xếp vào danh sách Di sản hỗn hợp của thế giới năm 1987.

Thái Sơn - ngọn núi được ví với công cha - Ảnh 7.

Bên cạnh đó, theo đánh giá của Hội đồng Di sản thế giới: “Là đối tượng triều bái của các đế vương trong hơn hai nghìn năm qua, các kiệt tác nhân văn trong núi hội nhập một cách hoàn mỹ và hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Thái Sơn là dòng suối nguồn về tinh thần của các nhà nghệ thuật và học giả Trung Quốc, là biểu tượng của nền văn minh và tín ngưỡng của Trung Quốc cổ đại”.

Từ những giá trị văn hóa và lịch sử trên, trong tâm thức người Trung Quốc và Á Đông nói chung từ bao đời nay, Thái Sơn biểu trưng cho sự linh thiêng, to lớn, cao cả, vững chãi, sinh trưởng, là yếu tố dương trong quan hệ âm dương, hai thành tố cơ bản của vũ trụ và cấu trúc vạn sự vạn vật. Vì vậy mà người xưa ca ngợi “Công cha như núi Thái Sơn”.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Độc đáo chiếc bánh mì baguette dài 140 mét

Độc đáo chiếc bánh mì baguette dài 140 mét

Mới đây, thành phố Dijon, Pháp trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi kỷ lục Guinness mới được xác lập cho chiếc bánh mì baguette dài nhất thế giới. Chiếc bánh mì "khổng lồ" này đã chính thức soán ngôi vị quán quân với độ dài 140,53 mét, vượt xa chiếc bánh mì 130 mét sản xuất tại Ý vào năm 2020.

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Người Việt ngày càng chăm đọc Facebook, lười đọc sách

Sự phát triển của các mạng xã hội với những video ngắn hấp dẫn đang khiến văn hóa đọc tại Việt Nam gặp nhiều thách thức.

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Canh chua và văn hóa chống nóng

Canh chua và văn hóa chống nóng

Miền Tây Nam Bộ gần xích đạo nên rất nóng, đặc biệt năm nay, tình hình này lại kéo dài và gay gắt hơn các năm trước. Trong lĩnh vực ẩm thực, người xưa có nhiều cách đối phó với thời tiết nắng nóng. Nắng nóng (dương) cần có nước (âm) để quân bình lại. Một trong những món ăn điển hình là canh chua.

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cháo sườn, một phần ký ức của người Hà thành

Cùng với những món ăn đặc sản Hà Nội như chả cá, phở cuốn, bún chả… thì món cháo sườn cũng trở nên rất quen thuộc, trở thành một phần trong ký ức của mỗi người Hà thành.

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.