Thứ ba, 26/11/2024

Thế giới có thể rơi vào suy thoái do OPEC+ cắt giảm sản lượng

14/10/2022 6:00 PM (GMT+7)

IEA nhấn mạnh nền kinh tế suy giảm cùng với giá cả leo thang do kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ đang khiến nhu cầu dầu trên thế giới chững lại.

Thế giới có thể rơi vào suy thoái do OPEC+ cắt giảm sản lượng - Ảnh 1.

Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/10 đã đưa ra cảnh báo việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) cắt giảm sản lượng hồi tuần trước đã khiến giá cả tăng cao hơn và có thể đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.

Trong một tuyên bố, IEA nhấn mạnh nền kinh tế suy giảm cùng với giá cả leo thang do kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+ đang khiến nhu cầu dầu trên thế giới chững lại.

Cơ quan có trụ sở tại Paris (Pháp) này cho rằng với áp lực lạm phát không ngừng và lãi suất tăng vọt, giá dầu cao hơn có thể cho thấy điểm giới hạn về một nền kinh tế toàn cầu vốn đã ở bên bờ vực suy thoái.

Theo phân tích của IEA, nguồn cung dầu thực tế bị cắt giảm hiện nay sẽ ở mức khoảng 1 triệu thùng/ngày, không phải 2 triệu thùng/ngày như OPEC+ đã tuyên bố.

IEA cho rằng công suất hạn chế khiến việc một số thành viên OPEC khác như Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) không thể khai thác đủ sản lượng mục tiêu sẽ là nguyên nhân chính làm nguồn cung sụt giảm.

Bên cạnh đó, việc các nước phương Tây siết chặt trừng phạt Nga, một trong số nước đối tác của OPEC, liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine có thể khiến thị trường dầu mỏ bị thắt chặt hơn.

IEA cho rằng bất kỳ sự gián đoạn về nguồn cung dầu mỏ của Nga đối với các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU) hay ngoài Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) có thể đẩy giá trên toàn cầu tăng cao, đồng thời gây thêm áp lực kinh tế đối với người dân.

Ngày 5/10 vừa qua, các Bộ trưởng Năng lượng thuộc OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu ở mức 2 triệu thùng/ngày, bắt đầu từ tháng 11 tới.

Theo TTXVN

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?