Thị trường vật dụng tái chế từ quần áo cũ: Xu hướng xanh đang lan rộng tại Việt Nam
Hương Phố
29/05/2025 10:32 AM (GMT+7)
Trong bối cảnh thời trang nhanh gây áp lực ngày càng lớn lên môi trường, làn sóng tiêu dùng bền vững đã và đang thổi luồng gió mới vào thị trường Việt Nam. Nổi bật trong xu hướng đó là các mô hình tái chế quần áo cũ thành vật dụng mới, vừa giảm thiểu rác thải dệt may, vừa mở ra cơ hội sáng tạo và kinh doanh.
Hoạt động thủ công phù hợp cho cả mẹ và bé. Ảnh: Lá Xanh handmade workshop
Doanh nghiệp bắt nhịp xu thế
Mỗi năm, hàng triệu tấn quần áo cũ bị thải bỏ ở Việt Nam, phần lớn trong
số đó bị đem chôn lấp hoặc đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường. Trước thực trạng đó,
nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã chủ động thu gom, tái chế quần áo cũ thành túi
xách, thảm trải, đồ chơi trẻ em, thậm chí là tranh nghệ thuật và đồ nội thất.
Những sản phẩm này không chỉ có tính ứng dụng mà còn mang đậm dấu ấn cá nhân,
thổi hồn mới vào những món đồ tưởng chừng vô giá trị.
Nổi bật trong phong trào tái chế là REshare – nền tảng thu gom và tái sử
dụng quần áo cũ đang mở rộng hệ sinh thái tại các thành phố lớn. Cùng với đó,
các thương hiệu thời trang như Hestia Fashion không chỉ sử dụng chất liệu thân
thiện với môi trường mà còn triển khai chương trình thu gom quần áo cũ để tái
chế. Cụ thể, Hestia đã hợp tác với tổ chức ReShare để mở trạm thu gom quần áo
cũ tại cửa hàng của mình. Khách hàng có thể mang quần áo cũ đến đây. Những món đồ này sẽ được ReShare phân loại, tái chế
hoặc quyên góp cho các mục đích thiện nguyện.
BOO là thương hiệu thời trang tiên phong trong xu hướng thời trang bền
vững tại Việt Nam. Họ đã triển khai chương trình thu gom quần áo cũ tại các cửa
hàng trong hệ thống của mình. Khách hàng khi mang quần áo cũ đến sẽ nhận được
ưu đãi giảm giá cho hóa đơn mua hàng. Số quần áo cũ thu gom được BOO phân loại
và chuyển tới các đối tác xử lý để tái chế hoặc quyên góp.
Một số đơn vị như Lá Xanh Handmade không chỉ là một tiệm may vá thủ công
mà còn là nơi tổ chức các workshop hướng dẫn tái chế quần áo cũ tại nhà, nhằm
lan tỏa lối sống xanh và bền vững trong cộng đồng. Một trong những hoạt động
nổi bật là lớp "Gieo hạt trạm tái chế", nơi học viên được hướng dẫn
cách biến quần áo cũ thành những sản phẩm hữu ích như túi xách, tạp dề, balo
vải rút dây cho bé... Học viên tự
mang đồ đến lớp và được hướng dẫn miễn phí, học cách sử dụng máy may và các kỹ
thuật may cơ bản để tự thiết kế những mẫu sản phẩm theo ý muốn.
Ngoài ra, Lá Xanh còn có kế hoạch thành lập các trạm tái chế thủ công tại
các khu chung cư, nhằm phổ biến việc tái chế quần áo cũ trong các gia đình, qua
đó thay đổi thói quen tiêu dùng thời trang theo hướng có lợi hơn cho môi
trường. Bên cạnh tái chế thủ công, xu hướng tái chế công nghiệp cũng bắt đầu
hình thành. Nhà máy của Recover tại Đồng Nai là một ví dụ. Recover, có trụ sở chính tại Tây Ban Nha, là một
nhà sản xuất toàn cầu về hỗn hợp sợi bông và sợi bông tái chế chất lượng cao với
tác động môi trường thấp. Nhà máy sắp đi vào hoạt động tại Đồng Nai có diện
tích gần 14.000m2, được trang bị công nghệ tái chế tối ưu hóa cao của Recover.
Nhà máy này sẽ bắt đầu hoạt động với hai dây chuyền tái chế hiện đại, cung cấp
công suất sản xuất hàng năm lên đến 10.000 tấn. Đây là một hướng đi đòi hỏi
đầu tư công nghệ cao, nhưng là chìa khóa để thay đổi diện mạo ngành dệt may
Việt Nam trong tương lai.
Xuất khẩu bền vững đang trở thành xu hướng chủ đạo, nhiều doanh nghiệp
Việt Nam bắt đầu nhận được các đơn hàng lớn từ thị trường quốc tế cho các sản
phẩm thời trang tái chế và vật dụng gia dụng thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, hoạt động tái chế quần áo hiện nay vẫn chủ yếu
dừng lại ở việc biến đổi nguyên liệu thô thành các sản phẩm có giá trị sử dụng
thấp. Việc đầu tư vào công nghệ tiên tiến như tách sợi, nhuộm sinh học hay sản
xuất sợi từ nguyên liệu tái chế vẫn còn rất hạn chế. Trong khi đó, thị trường
dệt may toàn cầu ngày càng đặt ra yêu cầu khắt khe hơn về minh bạch chuỗi cung
ứng, tỷ lệ tái chế trong sản phẩm và khả năng truy xuất nguồn gốc nguyên liệu
đầu vào. Các doanh nghiệp tiên phong như Faslink, Vinatex hay sân chơi phi lợi
nhuận Re.socks đã bắt đầu đầu tư mở rộng quy trình tái chế, hướng đến việc tự
chủ được nguyên liệu xanh ngay từ rác thời trang.
Không chỉ là lựa chọn của các doanh nghiệp xanh, xu hướng tái chế quần áo
cũ còn đang dần len lỏi vào nhận thức tiêu dùng của người dân Việt Nam, đặc
biệt là giới trẻ thành thị.
Chị Nguyễn Phương Mai (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: "Trước kia tôi thường vứt bỏ quần áo
cũ. Giờ thì tôi mang đến các điểm thu gom hoặc gửi về các dự án tái chế, thấy
rất ý nghĩa."
Tương
tự, anh Trần Đức Minh (sống tại Đà Nẵng) cho biết: "Tôi đã tham gia một
workshop hướng dẫn làm túi từ áo sơ mi cũ, và giờ thì bạn bè cũng nhờ tôi làm
cho họ. Vừa vui lại vừa bảo vệ môi trường."
Sự
thay đổi thói quen tiêu dùng từ chính người dân là lực đẩy quan trọng để thị
trường tái chế phát triển, góp phần hình thành hệ sinh thái tiêu dùng bền vững.
Thị trường vật dụng tái chế tiềm năng lớn
Thị
trường vật dụng tái chế từ quần áo cũ tại Việt Nam vẫn còn mới mẻ, nhưng tiềm
năng phát triển rất lớn. Thách thức đặt ra là cần hoàn thiện cơ chế thu gom,
phân loại và tăng cường truyền thông để thay đổi hành vi tiêu dùng. Trong khi
đó, cơ hội lại đến từ chính nhu cầu sống xanh, sống sạch ngày càng tăng, đặc biệt
ở thế hệ trẻ.
Theo
các chuyên gia môi trường, Việt Nam đang có những bước đi tích cực để thúc đẩy
kinh tế tuần hoàn, trong đó có lĩnh vực tái chế dệt may. Muốn tạo đột phá, cần
có chính sách rõ ràng về thu gom, ưu đãi đầu tư công nghệ và đặc biệt là truyền
thông giáo dục cộng đồng.
Chính
phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, khuyến khích
doanh nghiệp sản xuất gắn với trách nhiệm mở rộng (EPR) trong thu hồi, tái chế
sản phẩm sau sử dụng. Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đang thí điểm các mô hình
phân loại rác tại nguồn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tái chế dệt may.
Chính
sách đúng đắn, cộng đồng hưởng ứng và doanh nghiệp nỗ lực sẽ giúp thị trường vật
dụng tái chế từ quần áo cũ tại Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: hiệu quả,
đáp ứng được nhu cầu xã hội và phát triển bền vững.
Việt
Nam đang có cơ hội trở thành một trung tâm tái chế sáng tạo trong khu vực nếu
biết tận dụng đúng xu thế. Hành trình “tái sinh” cho quần áo cũ không chỉ vì
môi trường, mà còn là bước đi khôn ngoan để chạm tới người tiêu dùng hiện đại,
những người ngày càng quan tâm tới câu chuyện phía sau mỗi sản phẩm mình dùng.
Addison Robinson, cô bé 11 tuổi sống tại thị trấn Ypsilanti, bang Michigan (Mỹ), đang truyền cảm hứng cho cộng đồng địa phương với mô hình kinh doanh nước chanh do chính em vận hành – bắt đầu từ năm 6 tuổi với một quầy hàng nhỏ trước sân nhà.
Anh quốc cho biết sẽ ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty dược phẩm Anh trong việc bán thuốc sản xuất tại Anh vào thị trường Việt Nam, theo chiến lược thương mại mới ưu tiên các thỏa thuận nhanh, theo ngành cụ thể.
Khi Thái Lan hạn chế xuất khẩu sang Campuchia do tranh chấp biên giới, các công ty Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần tại Campuchia.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt trên 578,95 triệu USD – tăng 32% so với cùng kỳ năm 2024.
Bắc Kinh có kế hoạch phát triển từ hai đến ba trung tâm tiêu dùng tích hợp mang tính bước ngoặt mới vào năm 2030, với mục tiêu đạt doanh thu bán hàng hàng năm trên 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD).
Sự tò mò khiến cô nàng du khách Thái quyết định bước vào 7-Eleven tại Việt Nam và rồi không giấu nổi sự phấn khích khi phát hiện ra loạt món đồ "có 1-0-2".
Addison Robinson, cô bé 11 tuổi sống tại thị trấn Ypsilanti, bang Michigan (Mỹ), đang truyền cảm hứng cho cộng đồng địa phương với mô hình kinh doanh nước chanh do chính em vận hành – bắt đầu từ năm 6 tuổi với một quầy hàng nhỏ trước sân nhà.
Anh quốc cho biết sẽ ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty dược phẩm Anh trong việc bán thuốc sản xuất tại Anh vào thị trường Việt Nam, theo chiến lược thương mại mới ưu tiên các thỏa thuận nhanh, theo ngành cụ thể.
Khi Thái Lan hạn chế xuất khẩu sang Campuchia do tranh chấp biên giới, các công ty Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần tại Campuchia.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt trên 578,95 triệu USD – tăng 32% so với cùng kỳ năm 2024.
Bắc Kinh có kế hoạch phát triển từ hai đến ba trung tâm tiêu dùng tích hợp mang tính bước ngoặt mới vào năm 2030, với mục tiêu đạt doanh thu bán hàng hàng năm trên 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD).
Sự tò mò khiến cô nàng du khách Thái quyết định bước vào 7-Eleven tại Việt Nam và rồi không giấu nổi sự phấn khích khi phát hiện ra loạt món đồ "có 1-0-2".