Theo InStyle, thời gian qua, nhiều người đã nghĩ Gen Z sẽ "khai tử" thời trang nhanh. Tuy nhiên, kết quả lại không được như mong đợi.
Các báo cáo từ Vox, Dazed và The Guardian chỉ ra thế hệ sinh từ năm 1997 đến năm 2012 có ý thức hơn về biến đổi khí hậu. Họ cũng thích bán và mua lại đồ cũ trên các website để tiết kiệm và ý thức về thời trang bền vững.
Tuy nhiên, họ cũng thích mua sắm quần áo từ những thương hiệu thời trang nhanh như Shein, Cider và FashioNova. Các thế hệ khác cũng vậy, kể cả Millenials - những người trưởng thành và có thu nhập ổn định. Họ vẫn đang lấp đầy tủ quần áo với sản phầm từ các nhà bán lẻ nổi tiếng như Zara và H&M.
Gen X và Boomers cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Họ cũng mua thời trang nhanh. Nhiều người nổi tiếng, nhân vật truyền hình cũng chọn thời trang nhanh. Điều đó dễ tạo nên xu hướng sao chép hình ảnh thần tượng từ người hâm mộ.
Và điều đó dẫn đến những thành công vang dội của thời trang nhanh - bất chấp ảnh hưởng của đại dịch.
Năm 2019, ông lớn Forever 21 tuyên bố phá sản. Năm 2020, một số thương hiệu, bao gồm H&M và Zara, đều báo cáo thua lỗ. Nhưng đến năm 2021, họ đã trở lại ngay nơi bắt đầu. H&M báo cáo mức tăng trưởng 25%. Inditex - công ty sở hữu Zara - tuyên bố lợi nhuận tăng gấp đôi. Mango cũng chứng kiến mức lợi nhuận cao nhất 10 năm qua.
"Thật thất vọng khi bạn nghĩ đến những vấn đề về thời trang bền vững và thay thế được nói đến suốt những năm qua. Các trang web bán lại như ThredUp và Poshmark đang bùng nổ, dự kiến tăng 153% lên 353,9 tỷ USD vào năm 2030.
Trên hầu hết nền tảng truyền thông xã hội, hàng triệu video và bài đăng về vấn đề rác thải gây ra bởi các thương hiệu thời trang nhanh mỗi tháng. Các tổ chức hoạt động xã hội cũng tổ chức những chiến dịch nâng cao nhận thức bằng cách cung cấp bằng chứng vi phạm từ các thương hiệu này", cây viết Alyssa Hardy của InStyle chia sẻ.
Tuy nhiên, trong năm 2022, các thương hiệu thời trang nhanh vẫn đang đi lên, không phải từ từ mà thực sự mạnh mẽ.
Bất chấp những tác hại rõ ràng do thời trang nhanh gây ra, người tiêu dùng vẫn yêu thích chúng. Lý do đơn giản nhất là chi phí. Các thương hiệu đa số tiếp cận vào nhóm người dùng kinh tế trung bình, thấp. Họ sử dụng những công cụ hỗ trợ, theo dõi xu hướng và tạo ra số lượng nhỏ sản phẩm cho mỗi "trend". Ngoài ra, nhiều thương hiệu thời trang cực nhanh như Shein còn vấp phải những lùm xùm như ăn cắp ý tưởng của các nhà thiết kế nhỏ.
Dĩ nhiên, để đổi lại cho việc đáp ứng xu hướng cực nhanh, ngoài những vấn đề như công nghệ, ăn cắp ý tưởng, các thương hiệu phải đánh đổi bằng chất lượng hàng may mặc. Nhân công bị bóc lột cũng là vấn đề được nói quá nhiều trong những năm qua.
Mặt khác, có một chiêu trò "đánh tráo khái niệm" đang được nhiều thương hiệu thời trang nhanh áp dụng. Theo InStyle, 3 công ty thời trang nhanh hàng đầu là H&M, Amazon và Primark đều có những bộ sưu tập nhỏ với chất liệu thân thiện với môi trường hoặc các chương trình tái chế. Tuy nhiên, cả 3 đều không nỗ lực trong việc sản xuất ít quần áo đi. Dù cho đây chính là mấu chốt vấn đề của thời trang nhanh ngay từ khi bắt đầu.
Thời trang nhanh hủy hoại môi trường. Thời trang nhanh bóc lột nhân công. Thời trang nhanh là thứ tệ hại. Đó là những cáo buộc nhắm vào những thương hiệu này.
So với trước kia, con người cũng nhận thức sâu sắc hơn về các vấn đề môi trường. Nhiều người đã có ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất. Có những người mua đồ của thương hiệu thời trang nhanh cũng suy nghĩ như vậy.
Tuy nhiên, không thể đổ lỗi toàn bộ cho thời trang nhanh.
Ngay từ đầu, khái niệm này đã được xây dựng để đáp ứng xu hướng thay đổi liên tục trong cuộc sống hiện đại. Nhiều người quan tâm đến sự bình đẳng, đến tính bền vững hay Trái Đất xanh. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, họ vẫn muốn nhu cầu của mình được đáp ứng nhanh chóng và rẻ.
Và khi thứ tiêu chuẩn kép này còn tồn tại, thời trang nhanh còn lớn mạnh hơn nữa, thậm chí là phát triển theo cấp số nhân.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.