Dù Trung Quốc mua trên 90% lượng sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam nhưng sản phẩm sắn của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với Thái Lan.
Trước những khó khăn của người chăn nuôi do giá lợn hơi, giá gia cầm xuống quá thấp, Hội Chăn nuôi Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị khẩn một số giải pháp nhằm phục hồi ngành chăn nuôi, trong đó có việc kiểm soát chặt việc nhập khẩu thịt.
Giá lợn hơi cả nước tiếp tục giảm mạnh, hiện, được thu mua trong khoảng 35.000-45.000 đồng/kg.
Ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho rằng: Đến thời điểm này chưa có hy vọng gì về việc giá thức ăn chăn nuôi sẽ giảm. Bởi lẽ hiện nay quá trình vận chuyển nguyên liệu TĂCN về Việt Nam vẫn gặp trục trặc, chi phí vận chuyển các mặt hàng này tăng cao từ 200-300% so với trước.
Giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng liên tục từ đầu năm đến nay, nguyên nhân chính là do nguồn cung thức ăn chăn nuôi trên thế giới giảm, trong khi Trung Quốc tăng tốc thu mua nhiều nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương.
Trong bối cảnh sản xuất phức tạp khi giá thành đầu vào tăng, nhưng giá đầu ra liên tục giảm khiến các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
Dù nhiều địa phương đã nới lỏng giãn cách nhưng giá heo hơi vẫn rất thấp, so với cùng kỳ năm 2020, mỗi kilogam heo hơi, nông dân đã mất khoảng 20.000 đồng.
Chỉ trong 8 tháng năm 2021, Việt Nam chi tới 3 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã. Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam cần có chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước để tránh lãng phí và giảm nhập khẩu.
Ở những “vùng xanh”, thương lái đã trở lại thu mua heo, gà nhưng niềm vui của nông dân không trọn vẹn khi giá bán vẫn ở mức thấp. Nhiều nông dân còn do dự, chưa tái đàn cho vụ tết.
Nhu cầu tiêu thụ thịt heo, thịt gà luôn ở mức cao, cộng với việc đẩy mạnh hoạt động nuôi tôm, cá tra xuất khẩu khiến ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam có nhiều dư địa phát triển.