Thị trường thực phẩm chay đang tăng trưởng nhanh. Khách hàng không chỉ là những người ăn chay trường (ăn chay quanh năm, thường vì lý do tôn giáo) mà còn là một bộ phận cư dân chọn việc giảm tiêu thụ sản phẩm động vật, tăng sản phẩm nguồn gốc thực vật (plant-based).
Cuối năm, anh Mai Tuấn Tú (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) phải đi dự tiệc, liên hoan nhiều hơn nên những ngày sau đó, anh thường ăn chay để cân bằng dinh dưỡng.
"Ba năm trước, tôi thực hiện thử thách ăn chay trường trong 3 tháng và rất vất vả để hoàn thành mục tiêu vì thiếu nơi bán đồ chay, đa phần phải tự mua đồ về nấu nướng. Nay thì ra siêu thị cũng có quầy đồ chay, đồ ăn vặt; bữa trưa, bữa tối thì quán chay rất nhiều. Trên các diễn đàn có nhiều hội nhóm hỗ trợ tư vấn ăn chay sao cho bảo đảm sức khỏe nên mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Tôi vừa khám sức khỏe tổng quát xong, có mấy chỉ số không tốt nên phải điều chỉnh ăn uống, giảm thịt, giảm mỡ, tăng rau quả" - anh Tuấn cho biết.
Thực phẩm chay đang thu hút nhiều người dùng
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit, vừa chuyển đổi quán cà phê trên đường Nguyễn Du (quận 1, TP.HCM) sang mô hình nhà hàng thuần thực vật. Theo ông Viên, đầu năm 2022, nhiều bạn trẻ hỏi nên khởi nghiệp mảng nào, ông đã khuyên "hãy mở quán chay" và giờ Vinamit vào cuộc do thị trường bùng nổ.
"Bữa ăn thuần thực vật bây giờ cao cấp, ngon và đủ chất dinh dưỡng cho người dùng. Kế hoạch của Vinamit là sẽ mở chuỗi nhà hàng chay và xuất khẩu mô hình kinh doanh này ra thế giới" - ông Viên tiết lộ.
Ở mảng xuất khẩu, hiện mít non - nguyên liệu để làm "thịt thực vật" của Vinamit - đang được khách đặt hàng rất nhiều, nhất là Ấn Độ và Thái Lan - những nước có ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nguồn gốc từ thực vật rất phát triển.
Hồi đầu tháng 12, Cung Văn hóa Lao động TP.HCM (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1) tổ chức Ngày hội Thuần chay 2022 do Sống Thuần Chay - một tổ chức phi lợi nhuận thực hiện. Tại đây, thực phẩm chay rất phong phú với nhiều mặt hàng phổ biến như: bánh mì chả lụa, bánh mì hamburger, giò chả, lẩu, sushi, bánh tráng trộn, bánh giò, bánh bao, sữa hạt… Ngày hội này thu hút rất đông khách tham quan, mua sắm so với dự kiến của ban tổ chức, nhiều gian hàng hết sản phẩm từ rất sớm.
Ông Phan Minh Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Dừa nước Việt Nam (thương hiệu mật dừa nước Ông Sáu) - một doanh nghiệp (DN) tham gia ngày hội trên, tỏ ra bất ngờ với sức mua tại sự kiện. "Vẫn biết thực phẩm chay đang "hot" nhưng không ngờ khách hàng quan tâm nhiều đến vậy. Mật dừa nước là sản phẩm thuần thực vật, giờ trong khâu bán hàng nhấn mạnh thêm yếu tố "chay" để cộng đồng người tiêu dùng này dễ nhận biết. Mùa Tết, chúng tôi tung ra nhiều bộ sản phẩm có bao bì đẹp làm quà biếu. Nhiều người mua để thay thế mật ong. Nhóm đối tượng khách hàng này có khả năng chi trả rất tốt" - ông Tiến nhận xét.
Chủ một DN khởi nghiệp ở mảng "thịt thực vật" - sản phẩm chế biến từ thực vật nhưng có dinh dưỡng và cấu trúc tương đương với thịt - cho biết sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, thị trường hồi phục nhanh. Năm qua, DN đã mở được nhiều điểm bán mới, phát triển thêm nhiều sản phẩm. Mùa Tết, ngoài bộ sản phẩm dạng hộp quà tặng, DN này còn thiết kế các mâm cúng chay để phục vụ thị trường.
Chị Cao Thị Cẩm Nhung, chủ thương hiệu LeMit Food - một dự án khởi nghiệp với các sản phẩm chế biến từ mít tại Hậu Giang, cũng bất ngờ về nhu cầu thị trường dù đã nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư phát triển sản phẩm. Không chỉ TP HCM mà ở các tỉnh, nhu cầu dùng sản phẩm thuần thực vật cũng rất cao.
"Nhiều người tính giảm thịt nhưng muốn ăn ngon, thích khẩu vị như ăn thịt và giá tầm 27.000-35.000 đồng/suất. Họ cũng muốn sản phẩm tiện lợi, ăn ngay mà không cần phải chế biến gì thêm. Dự đoán Tết này, nhiều người sẽ chọn sản phẩm chay vào giỏ hàng để đa dạng khẩu vị nên các đơn vị sản xuất cũng tăng lượng hàng ra thị trường" - chị Nhung cho biết.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.