Thương mại điện tử có 'đánh bật' kinh doanh bán lẻ tại TP.HCM?
Gia Linh
18/03/2025 7:00 AM (GMT+7)
Thương mại điện tử đang phát triển ồ ạt tại TP.HCM nhưng vẫn chưa thể "soán ngôi" ngành bán lẻ. Mô hình kinh doanh truyền thống với cửa hàng vật lý vẫn giữ vai trò quan trọng nhờ mang đến trải nghiệm trực quan cho khách hàng.
Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) đang nhanh chóng tái định hình thói quen tiêu dùng tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Theo Báo cáo YouNet ECI và YouNet Media đã công bố báo cáo "Dự báo xu hướng tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2025 - 2028" của YouNet ECI và YouNet Media, tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam có tiềm năng đạt mốc 49,9 tỷ USD vào năm 2028.
Thương mại điện tử mang lại nhiều tiện ích như mua sắm nhanh chóng, đa dạng sản phẩm và dễ dàng so sánh giá cả. Đặc biệt, các nền tảng số giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trên phạm vi rộng, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế về trải nghiệm thực tế sản phẩm, thời gian giao hàng và các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.
Trong khi đó, bán lẻ truyền thống với hệ thống cửa hàng vật lý vẫn giữ vai trò quan trọng nhờ mang đến trải nghiệm trực quan, dịch vụ tư vấn trực tiếp và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Do đó, các nhà bán lẻ cần thích ứng và tạo ra một xu hướng mới: kết hợp bán lẻ trực tuyến và truyền thống.
Nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua sắm online thay vì đến các cửa hàng bán lẻ. Ảnh: Gia Linh
Ghi nhận, tại TP.HCM, nhiều người tiêu dùng đã chuyển hướng sang mua sắm online để tiết kiệm thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Chị Nguyễn Hoa (kế toán) cho biết 3 năm qua chị chủ yếu mua hàng online trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada và Tiktok. Thỉnh thoảng cuối tuần nếu có thời gian thì vợ chồng chị mới đưa con đi dạo trung tâm thương mại.
Thương mại điện tử vẫn chưa đủ để giảm nhu cầu mặt bằng bán lẻ
Tuy thương mại điện tử đang phát triển ồ ạt nhưng các chuyên gia cho rằng ngành bán lẻ vẫn chưa bị "soán ngôi". Theo Savills Việt Nam, các trung tâm thương mại và mặt bằng bán lẻ tại các đô thị như TP.HCM vẫn giữ vững công suất thuê đồng thời cho thấy tiềm năng phát triển theo hướng mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại. Các thị trường bán lẻ trọng yếu như TP.HCM vẫn ghi nhận hoạt động cực. Báo cáo thị trường quý 4/2024 của Savills ghi nhận, công suất mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM đạt mức cao, 93,5%.
Chia sẻ quan điểm về tác động của thương mại điện tử tới nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ hiện nay, bà Hoàng Nguyệt Minh - chuyên gia của Savills Việt Nam cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn quá trẻ để thương mại điện tử có thể tạo ra sức ép tới nhu cầu dành cho mặt bằng.
Các cửa hàng bán lẻ truyền thống tại TP.HCM vẫn duy trì sức hút. Ảnh: Gia Linh
Vị chuyên gia cho biết: "Hiện tại, các sàn thương mại điện tử ghi nhận doanh số tốt hơn từ các nhãn hàng Việt Nam hoặc hộ kinh doanh bán lẻ trong nước. Trong khi đó, các thương hiệu bán lẻ nước ngoài khi gia nhập thị trường cần ưu tiên mở rộng mặt bằng tại Việt Nam, xây dựng hệ thống cửa hàng flagship để nâng cao mức độ nhận diện trước khi đẩy mạnh doanh số trên sàn thương mại điện tử.
Do vậy, việc các hãng, đặc biệt là các nhãn hàng nước ngoài, từ bỏ mặt bằng để tập trung hoàn toàn vào thương mại điện tử vẫn chưa xảy ra. Do đó, trong vòng 5 năm tới, thương mại điện tử vẫn chưa đủ để làm giảm nguồn cầu của đối với mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam và nhu cầu đối với mặt bằng phục vụ bán lẻ vẫn rất lớn.
Bà Minh cho biết, so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore hay Malaysia, mặt bằng bán lẻ của Việt Nam còn khiêm tốn về quy mô, chất lượng và trải nghiệm. Thị trường vẫn đang thiên về bên cho thuê nhiều hơn, bởi nguồn cung trung tâm thương mại chất lượng và được xây dựng bài bản không nhiều. Nguồn cung mặt bằng bán lẻ hiện đại tăng trưởng chậm hơn nhu cầu thuê đến từ thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, triển vọng cho thấy nguồn cung khả quan của thị trường từ nay đến năm 2027 khi một loạt các dự án mới, có chất lượng quốc tế được giới thiệu tới thị trường.
Trong khi đó, ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Việt Nam nhận định: "Việc kết hợp hai giữa bán lẻ trực tuyến và cửa hàng truyền thống sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi thế của cả hai, vừa tận dụng được công nghệ số để mở rộng quy mô, vừa đảm bảo trải nghiệm toàn diện cho người tiêu dùng. Các thương hiệu lớn đang đầu tư mạnh vào mô hình tích hợp này nhằm mang đến sự tiện lợi cho khách hàng mà vẫn duy trì giá trị của không gian bán lẻ vật lý".
Anh quốc cho biết sẽ ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty dược phẩm Anh trong việc bán thuốc sản xuất tại Anh vào thị trường Việt Nam, theo chiến lược thương mại mới ưu tiên các thỏa thuận nhanh, theo ngành cụ thể.
Khi Thái Lan hạn chế xuất khẩu sang Campuchia do tranh chấp biên giới, các công ty Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần tại Campuchia.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt trên 578,95 triệu USD – tăng 32% so với cùng kỳ năm 2024.
Bắc Kinh có kế hoạch phát triển từ hai đến ba trung tâm tiêu dùng tích hợp mang tính bước ngoặt mới vào năm 2030, với mục tiêu đạt doanh thu bán hàng hàng năm trên 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD).
Sự tò mò khiến cô nàng du khách Thái quyết định bước vào 7-Eleven tại Việt Nam và rồi không giấu nổi sự phấn khích khi phát hiện ra loạt món đồ "có 1-0-2".
Một cuộc chiến dai dẳng trong thị trường giao đồ ăn của Trung Quốc đã khiến Tập đoàn Alibaba mất tới 100 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường và chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến lợi nhuận và niềm tin nhà đầu tư tiếp tục bị xói mòn.
Anh quốc cho biết sẽ ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty dược phẩm Anh trong việc bán thuốc sản xuất tại Anh vào thị trường Việt Nam, theo chiến lược thương mại mới ưu tiên các thỏa thuận nhanh, theo ngành cụ thể.
Khi Thái Lan hạn chế xuất khẩu sang Campuchia do tranh chấp biên giới, các công ty Việt Nam đang tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần tại Campuchia.
Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt trên 578,95 triệu USD – tăng 32% so với cùng kỳ năm 2024.
Bắc Kinh có kế hoạch phát triển từ hai đến ba trung tâm tiêu dùng tích hợp mang tính bước ngoặt mới vào năm 2030, với mục tiêu đạt doanh thu bán hàng hàng năm trên 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14 tỷ USD).
Sự tò mò khiến cô nàng du khách Thái quyết định bước vào 7-Eleven tại Việt Nam và rồi không giấu nổi sự phấn khích khi phát hiện ra loạt món đồ "có 1-0-2".
Một cuộc chiến dai dẳng trong thị trường giao đồ ăn của Trung Quốc đã khiến Tập đoàn Alibaba mất tới 100 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường và chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến lợi nhuận và niềm tin nhà đầu tư tiếp tục bị xói mòn.