Toyota kéo dài thời gian ngừng sản xuất vì thiếu linh kiện
Quốc Bình (Theo Nikkei Asia)
04/05/2022 7:39 AM (GMT+7)
Ông lớn trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô sẽ phải gia hạn thời gian ngừng sản xuất tại các nhà máy ở Nhật Bản do không đáp ứng được nhu cầu về nguồn cung.
Theo nhiều thông tin, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản sẽ tạm dừng hoạt động của nhà máy trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng (ngày nghỉ lễ của Nhật Bản, kéo dài từ 29/4 đến 8/5).
Nhưng do tình hình chiến sự leo thang ở Nga và Ukraine, tình trạng thiếu chip toàn cầu và các gián đoạn chuỗi cung ứng khác, hãng xe lớn nhất thế giới đã không thể đảm bảo số lượng các bộ phận cần thiết để hoạt động bình thường trở lại sau kỳ nghỉ lễ.
Toyota sẽ tạm ngừng sản xuất tại tất cả các nhà máy của mình ở Nhật Bản từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 8 tháng 5. Nhưng công ty sẽ kéo dài thêm thời gian ngừng hoạt động của hai nhà máy tại đây do thiếu chất bán dẫn. Việc ngừng hoạt động của một số dây chuyền lắp ráp tại Nhà máy Takaoka của Toyota Motor ở tỉnh Aichi sẽ được kéo dài đến ngày 9/5 và việc ngừng hoạt động một số dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Aichi của công ty con Toyota Auto Body sẽ được kéo dài đến ngày 16/5.
Ngoài ra, công ty con chuyên sản xuất xe mini của Toyota ở tỉnh Shiga cũng gia hạn thời gian đóng cửa nhà máy đến ngày 11/5, lâu hơn một ngày so với kế hoạch ban đầu.
Trước đó, nhiều hãng xe ở xứ sở mặt trời mọc cũng đã phải tạm ngưng sản xuất. Ngày 28/4, Daihatsu Motor thông báo hai nhà máy tại tỉnh Oita trên đảo Kyushu và một số dây chuyền sản xuất tại nhà máy chính ở Osaka sẽ tạm dừng từ ngày 30/4 đến 11/5, kéo dài hơn 3 ngày so với kế hoạch ban đầu. Ngoài ra, Daihatsu cũng có kế hoạch tạm ngừng hoạt động tại nhà máy ở Kyoto từ ngày 18-19/5 do tình trạng thiếu chip và các bộ phận liên quan.
Bên cạnh đó, Subaru và Suzuki Motor cũng sẽ kéo dài thời gian ngừng hoạt động của một số nhà máy.
Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Nhật Bản Teikoku Databank, khoảng một nửa số công ty Nhật Bản cho biết tình hình xung đột vũ trang Nga-Ukraine đã ảnh hưởng đến hoạt động thu mua nguyên liệu và sản phẩm, đồng thời nguồn cung bán dẫn vẫn đang thiếu hụt.
Tuy tình huống không khả quan nhưng các công ty bán dẫn Nhật Bản vẫn đang giữ cho các nhà máy của họ hoạt động. Cơ sở sản xuất chip điện chính của Toshiba ở tỉnh Ishikawa, nơi đã đóng cửa khoảng 10 ngày vào thời điểm này năm ngoái, sẽ tiếp tục hoạt động. Trong khi đó, tất cả các nhà máy của Sony Semiconductor Solutions tại Nhật Bản vẫn sẽ hoạt động với tối đa công suất như những năm trước.
Tạp chí Nikkei Asia của Nhật Bản hôm nay 2/4 có bài viết về việc khổng lồ công nghệ Việt Nam FPT đã mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) mới tại Đà Nẵng, hợp tác với chính quyền địa phương để tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ và nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn và AI.
Doanh số của công ty xe điện khổng lồ Trung Quốc BYD năm ngoái đã vượt qua 100 tỉ USD, vượt qua đối thủ Tesla, khi BYD khiến người tiêu dùng kinh ngạc với một loạt xe điện và xe hybrid được trang bị các tính năng công nghệ cao.
Tập đoàn xe điện BYD ra mắt hệ thống sạc mới tại Trung Quốc hôm thứ Hai 17/3, làm gia tăng sự cạnh tranh khốc liệt đã có sẵn trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới và đưa công ty này tiến xa hơn so với các đối thủ như Tesla.
Tạp chí Nikkei Asia của Nhật Bản hôm nay 2/4 có bài viết về việc khổng lồ công nghệ Việt Nam FPT đã mở một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) mới tại Đà Nẵng, hợp tác với chính quyền địa phương để tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ và nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn và AI.
Doanh số của công ty xe điện khổng lồ Trung Quốc BYD năm ngoái đã vượt qua 100 tỉ USD, vượt qua đối thủ Tesla, khi BYD khiến người tiêu dùng kinh ngạc với một loạt xe điện và xe hybrid được trang bị các tính năng công nghệ cao.
Tập đoàn xe điện BYD ra mắt hệ thống sạc mới tại Trung Quốc hôm thứ Hai 17/3, làm gia tăng sự cạnh tranh khốc liệt đã có sẵn trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới và đưa công ty này tiến xa hơn so với các đối thủ như Tesla.