TP.HCM chuyển đổi Hiệp Phước thành khu công nghiệp sinh thái
Lê Hoàng
18/09/2022 6:12 AM (GMT+7)
TP.HCM đang thí điểm phát triển khu công nghiệp (KCN) Hiệp Phước thành KCN sinh thái. Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng có kế hoạch thí điểm xây dựng thêm một KCN sinh thái, gắn với đổi mới công nghệ.
Thông tin này được ghi nhận tại hội thảo “Phát triển khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam: Chính sách và giải pháp thực hiện” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức tại TP.HCM.
TP.HCM đang thí điểm chuyển đổi KCN Hiệp Phước thành KCN sinh thái. Ảnh minh họa: Website KCN Hiệp Phước
Tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan, cho biết thành phố cam kết phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UNIDO triển khai KCN sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ chương trình khu sinh thái toàn cầu tại TP.HCM, trong đó xác định KCN Hiệp Phước sẽ tham gia vào dự án này.
Theo ông Hoan, kết quả của dự án là tiền đề để thành phố nhân rộng, chuyển đổi các KCN hiện hữu sang mô hình KCN sinh thái.
KCN Hiệp Phước đang được chuyển đổi theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu giai đoạn 2020 – 2023, do Chính phủ Thuỵ Sĩ hỗ trợ. Hiện có 24 doanh nghiệp tại đây đăng ký tham gia chương trình chuyển đổi mô hình sản xuất sạch hơn nhằm sử dụng hiệu quả nguyên, nhiên liệu, bền vững với môi trường.
Với các khu công nghiệp mới, TP.HCM định hướng phát triển theo quy định tại Nghị định 35 của Chính phủ và sẽ thí điểm xây dựng ngay từ đầu một khu công nghiệp sinh thái gắn với đổi mới công nghệ.
Đề cập đến hạ tầng sản xuất công nghiệp, ông Hoan cho biết, sau hơn 30 năm, TPHCM đang có 3 khu chế xuất (KCX), 14 KCN, hiệu quả về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đặt ra ban đầu.
Lũy kế đến nay, các KCX, KCN TP.HCM đã thu hút được trên 12 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư, giải quyết việc làm cho hơn 276.000 lao động, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 8 tỉ đô la, chiếm khoảng 21% kim ngạch xuất khẩu của thành phố, trừ dầu thô. Các doanh nghiệp trong các KCX, KCN đóng góp ngân sách hàng năm gần 50.000 tỉ đồng.
Trong giai đoạn 2020 – 2023, Chính phủ Thụy Sĩ tiếp tục hỗ trợ 3 khu công nghiệp tại TP.HCM, Hải Phòng và Đồng Nai phát triển chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái theo khung quốc tế, là tiền đề để nhân rộng mô hình này trên cả nước.
Cho đến nay, một số KCX, KCN đi được một nửa chặng đường trong thời hạn 50 năm thuê đất của nhà nước. Trong khi đó, thách thức phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi mô hình các KCX, KCN theo hướng hiệu quả hơn.
Trước bối cảnh đó, TP.HCM đã xây dựng Đề án “Định hướng phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2040”. Đề án sẽ là tiền đề để nhân rộng chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang mô hình KCN sinh thái tại TP.HCM và cả nước.
TP.HCM sẽ chuyển đổi các khu này theo chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu dự án trong KCN thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng và thân thiện với môi trường.
Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam, theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu” có tổng kinh phí là hơn 1,8 triệu đô la Mỹ, được triển khai thực hiện trong 3 năm tại 5 tỉnh/thành phố, gồm: TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Đà Nẵng và Hải Phòng; cụ thể tại các khu công nghiệp: Hiệp Phước, Trà Nóc 1&2, Amata – Biên Hoà, Hoà Khánh và Đình Vũ (Deep C).Dự án có mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái trong các cơ chế, chính sách có liên quan.
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía Tây Hà Nội trị giá hàng trăm triệu USD, dù đã xây dựng xong từ nhiều năm nhưng đang bị bỏ hoang gây lãng phí.
Chủ dự án chung cư An Trung 2 rút hồ sơ đề nghị thông báo mở bán. Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng khuyến cáo người dân thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ mua nhà ở xã hội bảo đảm “đậu.
Xén dải phân cách mở rộng không gian qua các nút giao... là những giải pháp hữu hiệu trong ngắn hạn, nhằm giảm thiểu áp lực giao thông đô thị đang được Hà Nội triển khai.
Một dự án tàu điện ngầm trị giá 3,5 tỷ USD tại trung tâm tài chính chính của Philippines không còn khả thi sau một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa các thành phố, theo tuyên bố từ nhà phát triển dự án.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đề xuất chuyển thẩm quyền giao đất cho cá nhân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ hồng) về cấp xã để hỗ trợ người dân.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang phải vật lộn với tình trạng mất điện trên diện rộng không rõ nguyên nhân, khiến đèn giao thông bị hỏng, gây hỗn loạn trên đường sá và sân bay, đồng thời khiến cả hai nước phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Hàng trăm căn biệt thự, nhà liền kề tại các dự án, khu đô thị khu vực phía Tây Hà Nội trị giá hàng trăm triệu USD, dù đã xây dựng xong từ nhiều năm nhưng đang bị bỏ hoang gây lãng phí.
Chủ dự án chung cư An Trung 2 rút hồ sơ đề nghị thông báo mở bán. Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng khuyến cáo người dân thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ mua nhà ở xã hội bảo đảm “đậu.
Xén dải phân cách mở rộng không gian qua các nút giao... là những giải pháp hữu hiệu trong ngắn hạn, nhằm giảm thiểu áp lực giao thông đô thị đang được Hà Nội triển khai.