Thứ tư, 27/11/2024

TP.HCM đối diện nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập thế nào?

26/07/2022 5:59 AM (GMT+7)

Sở Y tế TP.HCM vừa có chỉ đạo khẩn về các biện pháp giám sát, tăng cường sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ.

TP.HCM đối diện nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập như thế nào? - Ảnh 1.

Một biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: WHO

PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn TP.HCM vẫn chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm 1 (chưa có trường hợp xác định bệnh đậu mùa khỉ).

Căn cứ vào các yêu cầu của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố, Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc và yêu cầu các cơ sở y tế đóng trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM triển khai giám sát người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ bằng cách giám sát thân nhiệt người nhập cảnh; triệu chứng phát ban có bóng nước cấp tính của tất cả các người nhập cảnh. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, kiểm dịch viên y tế sẽ thăm khám, khai thác thông tin hành chánh, lập phiếu điều tra dịch tễ.

Sau khi điều tra dịch tễ, nếu là trường hợp có thể (có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ): kiểm dịch viên y tế hướng dẫn người nhập cảnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới hoặc các bệnh viện đa khoa có khu cách ly để được kiểm tra, theo dõi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP xây dựng nội dung truyền thông, hướng dẫn người nhập cảnh có các triệu chứng nghi ngờ hoặc yếu tố dịch tễ thông báo cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu để được hỗ trợ, tư vấn.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu (trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám) cần tăng cường truyền thông cho người dân khi có triệu chứng nghi ngờ phải đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán (nếu cần). Ở giai đoạn hiện nay, khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hướng dẫn người bệnh đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được khám, xét nghiệm chẩn đoán.

Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập, tư nhân (kể cả các bệnh viện bộ ngành đóng trên địa bàn Thành phố) khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ phải tiến hành sàng lọc, phân luồng, hướng dẫn người bệnh di chuyển đến buồng khám sàng lọc (bệnh viện bố trí buồng khám dự phòng để khám sàng lọc, phân công nhân sự sẵn sàng khám sàng lọc khi có trường hợp nghi ngờ cần khám). 

Nếu là trường hợp có thể mắc bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Viện Pasteur TP.HCM để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh tự cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện và không có triệu chứng nặng) hoặc cách ly tại khu cách ly của bệnh viện.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM được phân công là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận các trường hợp có thể kèm triệu chứng nặng; các trường hợp có thể nhưng không đủ điều kiện cách ly tại nhà, bệnh viện; các trường hợp xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được giao phối hợp Đơn vị nghiên cứu lâm sàng – Đại học Oxford (OUCRU) để tiến hành nghiên cứu ca lâm sàng đối với các trường hợp có thể. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tập huấn về phát hiện, cách ly, chăm sóc người mắc bệnh đậu mùa khỉ cho các cơ sở y tế và các tổ chức sức khỏe dựa vào cộng đồng; các đồng đẳng viên của chương trình phòng, chống HIV/AIDS và các phòng khám khám, điều trị HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố.

Sở Y tế huy động mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe của ngành y tế; mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng (như cộng tác viên dân số, tình nguyện viên tham gia chương trình sức khỏe cộng đồng…) để truyền thông, tư vấn về phát hiện và phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đến từng hộ dân trên địa bàn.

Ngoài ra, Sở Y tế sẽ huy động các tổ chức sức khỏe dựa vào cộng đồng; các đồng đẳng viên của chương trình phòng, chống HIV/AIDS và các phòng khám khám, điều trị HIV/AIDS tham gia truyền thông, tư vấn về phát hiện và phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đối với nhóm người có quan hệ tình dục đồng giới nam. Các tổ chức này sẽ tham gia công tác truy vết khi có trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ trên địa bàn Thành phố.

Tất cả các đơn vị khi tiếp nhận các trường hợp có thể phải báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện.

TP.HCM đối diện nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập như thế nào? - Ảnh 3.

Xét nghiệm virus đậu mùa khỉ. Ảnh: WHO

Cục phó Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Lương Tâm cho biết, TP.HCM có nguy cơ xâm nhập bệnh đậu mùa khỉ rất cao, đặc biệt từ các đường nhập cảnh hàng không và đường bộ qua biên giới. Vì thế, công tác giám sát, phát hiện những người có triệu chứng từ sớm là vô cùng quan trọng. Khi phát hiện người nghi mắc đậu mùa khỉ, cơ sở y tế cần lấy mẫu, gửi về Viện Pasteur TP.HCM để xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính, người bệnh sẽ ngay lập tức được cách ly trong 24 ngày.

Biểu hiện triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa. Các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Bệnh đậu mùa khỉ thường có triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần; tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.

Hiện chưa xác định tình trạng người nhiễm virus đậu mùa khỉ không triệu chứng. Thời gian ủ bệnh từ 5-21 ngày. Thời gian người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác là từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi tất cả các lớp vảy trên các vị trí phát ban bong tróc hết. Các biến chứng có thể gồm nhiễm trùng thứ phát, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng huyết, viêm não và nhiễm trùng giác mạc kèm theo mất thị lực. Bệnh có tỷ lệ tử vong dao động từ 0-11%.

Đậu mùa khỉ ở người lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

"Biết mình, biết ta" trước khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

"Biết mình, biết ta" trước khi tham gia thị trường tín chỉ carbon

Thị trường tín chỉ carbon là xu thế của tương lai. Bên cạnh thời cơ, thị trường này vẫn tiềm ẩn thách thức cho doanh nghiệp.

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự xã hội vẫn tăng cả về số vụ và số người bị thương. Đặc biệt, tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.

Hôm nay, Quốc hội bỏ phiếu chốt phương án nộp VAT với phân bón

Hôm nay, Quốc hội bỏ phiếu chốt phương án nộp VAT với phân bón

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa chốt hai phương án 2% hoặc 5% thuế giá trị gia tăng (VAT) với phân bón để đại biểu Quốc hội biểu quyết chọn một phương án vào chiều nay 26/11.

Ông Lê Hồng Minh trở lại làm Chủ tịch VNG

Ông Lê Hồng Minh trở lại làm Chủ tịch VNG

Ông Lê Hồng Minh được miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc và vẫn tiếp tục điều hành các hoạt động chung của VNG với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị và đại diện pháp luật.

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Chính phủ chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động thương mại điện tử; bảo vệ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nguyên chủ tịch HĐQT 1 ngân hàng bị đề nghị 28-29 năm tù trong vụ Xuyên Việt Oil

Nguyên chủ tịch HĐQT 1 ngân hàng bị đề nghị 28-29 năm tù trong vụ Xuyên Việt Oil

Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên chủ tịch HĐQT tại 1 ngân hàng, bị Viện Kiểm sát đề nghị tổng hình phạt 28-29 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.