Thứ hai, 07/10/2024

TP.HCM: Lan tỏa nhiều mô hình giảm rác thải nhựa

14/11/2021 7:00 PM (GMT+7)

TP.HCM tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa bằng việc làm cụ thể nhằm thay đổi thói quen, nhận thức của nhiều người.

Thời gian qua, người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.HCM đã nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử trong việc sử dụng, quản lý rác thải nhựa. Những hành động này đã góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chiến lược của cơ quan có thẩm quyền về quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa.

 

Thay túi nylon bằng túi tự phân hủy

Điển hình như việc UBND quận 1 (TP.HCM) đã tổ chức tốt tuyên truyền về nguồn gốc và tác hại của túi nylon khó phân hủy, vận động người dân hạn chế sử dụng túi nylon khi mua hàng, bán hàng tại các chợ, các hộ kinh doanh. Việc làm này nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của túi nylon và các giải pháp hạn chế sử dụng chúng.

Theo đó, UBND quận 1 đã vận động cá nhân, tổ chức bán lẻ, đơn vị khách thuê trong khuôn viên siêu thị, tòa nhà không dùng túi nylon khó phân hủy khi phục vụ khách hàng, người tiêu dùng. Thay vào đó, quận khuyến khích các cơ sở này dùng sản phẩm, nguyên liệu từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường như các loại túi tự hủy sinh học, túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, lá sen, lá chuối, màng bọc thực phẩm sinh học…

TP.HCM: lan tỏa nhiều mô hình giảm rác thải nhựa - Ảnh 1.

Hội Môi trường xây dựng Việt Nam phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM tái sử dụng chai nhựa để trồng cây. Ảnh: BQ

 Cơ quan chức năng cũng khuyến khích người tiêu dùng sử dụng túi vải, làn mây, túi thân thiện với môi trường khi đi mua sắm tại các cửa hàng, siêu thị. Các nhà cung cấp được quận khuyến khích sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, dùng giấy tái chế thay thế nylon bao gói các sản phẩm. Đối với hoạt động của nhân viên văn phòng, cán bộ, công nhân viên, các đơn vị cũng vận động nhân viên chủ động thay thế, giảm sử dụng các sản phẩm nhựa trong sinh hoạt hằng ngày.

Tương tự, UBND quận Tân Phú (TP.HCM) cũng tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, công nhân, người lao động không sử dụng túi nylon đựng thực phẩm, dùng chai đựng nước bằng thủy tinh, bình nước inox thay cho chai nhựa. Qua đó, nhiều người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, tự giác tham gia phân loại rác tại nguồn, bỏ rác đúng nơi quy định. Nhiều người dân khi đi chợ, siêu thị đã chủ động sử dụng túi vải thay vì túi nylon.

Doanh nghiệp đồng hành cùng người dân

Giống như nhiều người khác, chị Phan Thị Hồng (ngụ phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.HCM) đã thay đổi hẳn thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần rồi bỏ.

“Từ những thông tin trên báo chí, truyền hình và từ tuyên truyền của chính quyền địa phương, tôi đã thấy được mức độ nguy hại của nhựa dùng một lần. Vì thế, tôi đã thay đổi thói quen chủ động mang túi xách đi chợ để đựng đồ ăn thay vì đựng bằng nhiều túi nylon.

Khi đi làm, tôi mang theo bình đựng nước bằng inox chứ không còn dùng ly hay chai nhựa nữa. Tôi nghĩ mỗi người có ý thức một chút thì lượng rác thải nhựa sẽ giảm đáng kể” - chị Hồng chia sẻ.

Từ nhiều năm qua, bà Phan Thị Thúy Phượng (Giám đốc một công ty bao bì thân thiện với môi trường) đã kiên trì đến các chợ tuyên truyền đến tiểu thương sử dụng túi nylon thân thiện để thay thế túi nylon sử dụng một lần. Với sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM và ban quản lý các chợ nên số lượng túi nylon tự hủy đã có mặt rất nhiều tại các chợ ở TP.HCM.

Bà Phượng nói: “Trong một thời gian dài đích thân tôi đã đến rất nhiều chợ truyền thống ở TP.HCM để tuyên truyền, vận động các tiểu thương sử dụng túi nylon thân thiện và rất vui vì ngày càng có nhiều người chuyển đổi”.

Bà Phượng cho biết trong thời gian TP.HCM và các tỉnh giãn cách xã hội do dịch COVID-19, công ty bà đã cung cấp nhiều loại bao bì tự hủy đến nhiều nơi để đựng cơm. Thời gian tới, bà sẽ cùng một công ty lên kế hoạch thu gom túi nylon sạch để tái chế thành túi thời trang. Dự án này vừa có thể giúp cộng đồng hạn chế túi nylon khó phân hủy, vừa có thể tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ có nhu cầu làm việc ở nhà.

Tăng cường quản lý, tái sử dụng chất thải nhựa

Theo Sở TN&MT TP.HCM, triển khai thực hiện Chỉ thị 33 ngày 20-8-2020 của Thủ tướng Chính phủ (về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa), UBND TP.HCM ban hành Quyết định 1905 ngày 24-5-2021 về ban hành kế hoạch tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn TP.

Theo đó, TP.HCM huy động sự tham gia một cách thiết thực, chủ động của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ và hội viên các tổ chức đoàn thể, người dân trên địa bàn trong các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.

Cụ thể là trên tinh thần nêu gương các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động của TP.HCM đã đi đầu trong việc chống chất thải nhựa. Việc làm này đã lan tỏa và làm thay đổi nhận thức của cộng đồng về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa dùng một lần trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt... Mục đích của cuộc vận động là tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học, sản phẩm nhựa dùng một lần và thay thế bằng sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Giúp GenZ vượt qua rào cản giá nhà

Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.

Xây nhà máy quy mô tại Việt Nam, các hãng xe Trung Quốc quyết đấu xe Nhật - Hàn

Xây nhà máy quy mô tại Việt Nam, các hãng xe Trung Quốc quyết đấu xe Nhật - Hàn

Một số hãng xe Trung Quốc cho thấy sự quyết tâm và nghiêm túc trong việc chinh phục thị trường Việt bằng các hành động xây dựng nhà máy, mở rộng đại lý phân phối sản phẩm và các linh kiện, phụ tùng.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mở ra cơ hội cho bất động sản

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mở ra cơ hội cho bất động sản

Theo các chuyên gia, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai sẽ tạo động lực lớn cho thị trường địa ốc, giúp cân bằng cung cầu về nhà ở, hạn chế đà tăng giá bất động sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM...

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chưa có tiền lệ, không có cơ sở so sánh giá vé cao hay thấp

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam chưa có tiền lệ, không có cơ sở so sánh giá vé cao hay thấp

Đại diện Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tại Việt Nam chưa có trong tiền lệ. Do đó, không thể so sánh hay đánh giá được vé tàu cao hay thấp.

Giá vàng tăng vọt sau tin Iran phóng tên lửa vào Israel

Giá vàng tăng vọt sau tin Iran phóng tên lửa vào Israel

Giá vàng bật tăng trở lại hơn 1% khi căng thẳng Trung Đông leo thang, với cuộc tấn công của Israel vào Hezbollah và phản ứng mạnh mẽ từ Iran.

Doanh nghiệp bất động sản không "sợ" đòn bẩy tài chính?

Doanh nghiệp bất động sản không "sợ" đòn bẩy tài chính?

Hơn 2/3 các chủ đầu tư niêm yết có dòng tiền để trả nợ từ mức yếu đến cực kỳ yếu, cụ thể là dòng tiền hoạt động dưới 5% tổng nợ, đặc biệt là những chủ đầu tư bị ảnh hưởng bởi các vấn đề pháp lý dự án, theo dữ liệu mới công bố từ VIS Rating.