TP.HCM cùng các địa phương sẽ tổ chức hội nghị về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ dự án vành đai 3 kịp hoàn thành toàn bộ vào năm 2026.
UBND TP.HCM đề nghị tỉnh Bình Dương và Đồng Nai khẩn trương báo cáo HĐND tỉnh xem xét, ban hành nghị quyết thống nhất chủ trương đầu tư đường Vành đai 3 trước ngày 20/4.
TP.HCM đưa ra 4 giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án Vành đai 3 gồm: Chỉ định thầu, đấu giá quỹ đất hai bên đường, chia làm 8 dự án thành phần và khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đường Vành đai 3, UBND TP.HCM đề xuất công tác giải phóng mặt bằng cần phải có cơ chế đặc thù để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hiệu quả hơn.
So với các dự án khác trên địa bàn TP.HCM, số lượng hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 3 không nhiều, chỉ 2.377 trường hợp.
Dự án vành đai 3 giai đoạn 1 TP.HCM sau hơn 10 năm quy hoạch sắp được triển khai. Công trình dài hơn 76km sẽ có gần 13km đoạn ở TP.Thủ Đức đi trên cao.
Trong một cuộc trao đổi với báo giới cuối tháng 2 vừa qua về mô hình phát triển huyện Củ Chi trong thời gian tới, ông Nguyễn Quyết Thắng, Bí thư Huyện ủy Củ Chi, đã xác quyết rằng sẽ đưa “Củ Chi lên thẳng TP” không qua bước trung gian là quận.
Dọc đường Vành đai 3 qua địa bàn TP.HCM có gần 514ha đất nông nghiệp do Nhà nước quản lý có thể bán đấu giá thu về 26.985 tỷ đồng để tạo nguồn vốn đầu tư tuyến đường này.
Theo Phó Chủ Tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình, chương trình hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, hội nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan đến dự án Vành đai 3 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 10/3 tới đây.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình vừa ký văn bản khẩn gửi UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, về việc triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.