Trong báo cáo mới phát hành, ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, đánh giá việc Chính phủ Việt Nam công bố số liệu thống kê kinh tế tháng 7 cho thấy nền kinh tế tiếp tục phát triển đầy tích cực. Điều này kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ít nhất 7,5% trong năm nay.
Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang đến từ nhân tố quan trọng là lĩnh vực bán lẻ tiêu dùng. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh số bán lẻ thực tế của Việt Nam sau khi loại trừ tác động của lạm phát đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái và con số này đã tăng lên 11,9% sau 7 tháng đầu năm 2022.
"Điều này rất quan trọng vì chúng tôi thường được hỏi liệu nền kinh tế Mỹ đang tiếp tục suy thoái, vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ra sao? Nói cách khác, nếu Mỹ khủng hoảng, Việt Nam có bị ảnh hưởng không?.
Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi đó là trong khi nền kinh tế Mỹ chậm lại có thể kéo giảm tăng trưởng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của sự sụt giảm lại đó sẽ được bù đắp lại nhiều hơn bởi nền kinh tế nội địa tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam.
Cuối cùng, doanh thu và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu được thúc đẩy bởi nền kinh tế trong nước. Đó là lý do chúng tôi dự kiến thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ bất ngờ của kinh tế nội địa" - ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital nhấn mạnh.
Tại hội thảo Diễn đàn kinh doanh 2022 do Forbes Việt Nam tổ chức ngày 4-8, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright cũng nhận định, trong giai đoạn trung hạn, kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng tốt phải đảm bảo thế "kiềng 3 chân". Gồm tiêu dùng trong người dân, giải ngân đầu tư mạnh mẽ (công hoặc tư) và xuất khẩu tốt.
Dưới bối cảnh nền kinh tế thế giới khó khăn, Việt Nam có thể bị giảm xuất khẩu nhưng tiêu dùng trong nước, thu hút FDI và giải ngân đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn sẽ giúp GDP Việt Nam đạt được tăng trưởng 6,8% trong nhiều năm.
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?
Highlands Coffee đã tạo nên một cơn sốt mới khi mang hương vị cà phê đến tận các cây xăng. Liệu đây có phải là một chiến lược kinh doanh thông minh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hay chỉ là một cơn sốt nhất thời?
Cách đây ít ngày, việc cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh - tiệm bánh cốm gia truyền lừng danh 11 Hàng Than, Hà Nội - bị tạm dừng hoạt động do những vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm gây băn khoăn trong dư luận.
Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ cận kề, một chuyên gia thương mại đã cần mẫn nhắn nhủ tới những bạn bè thân thiết: "Ngày Tết dù ăn uống đơn giản cũng chịu khó mua sắm một chút để không uổng công các doanh nghiệp thương mại chuẩn bị hàng nhé!"
Bằng cách liên kết trong một doanh nghiệp xã hội, những người phụ nữ Ấn Độ đã đưa một món ăn vặt quen thuộc, làm hoàn toàn thủ công thành mặt hàng xuất khẩu doanh thu hàng triệu USD mỗi năm, mang lại cho họ thu nhập và vị thế trong xã hội.
Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?