Thứ sáu, 22/11/2024

Vietcombank bất ngờ dời lịch tổ chức ĐHĐCĐ, vì sao?

03/03/2024 5:45 PM (GMT+7)

Vietcombank chính thức dời thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay chậm lại một ngày, từ ngày 26/4 (thứ 6) sang ngày 27/4 (thứ 7). Ngoài ra, nhà băng này cũng phê duyệt bổ sung nội dung về "Tờ trình về Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025" vào danh sách nội dung dự kiến họp.

Vietcombank bất ngờ dời lịch tổ chức ĐHĐCĐ, vì sao?- Ảnh 1.

Vietcombank bất ngờ dời lịch tổ chức ĐHĐCĐ trễ 1 ngày so với dự kiến. Ảnh: VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: VCB) vừa phát đi thông báo việc điều chỉnh thời gian dự kiến tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Cụ thể, thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm nay sẽ được điều chỉnh chậm lại một ngày, từ ngày 26/4 (thứ 6) sang ngày 27/4 (thứ 7). Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự họp đại hội cũng được thay đổi từ ngày 26/3 sang ngày 27/3, thời gian cụ thể và địa điểm tổ chức vẫn được giữ nguyên.

Về nguyên nhân rời lịch tổ chức đại hội năm nay được Vietcombank đưa ra là để đảm bảo công tác chuẩn bị tổ chức đại hội.

Ngoài thay đổi về thời gian, Vietcombank cũng phê duyệt bổ sung nội dung về "Tờ trình về Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu VCB giai đoạn 2021-2025" vào danh sách nội dung dự kiến họp ĐHĐCĐ thường niên 2024.

Về kết quả kinh doanh, trong quý IV/2023, ngân hàng này ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan khi các mảng kinh doanh chính đều ghi nhận sụt giảm mạnh thu nhập.

Cụ thể, mảng kinh doanh cốt lõi của ngân hàng là thu nhập lãi thuần ghi nhận mức giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ còn 12.801 tỷ đồng.

Trong khi đó, lãi thuần từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối cũng ghi nhận giảm lần lượt 22,4% và 24,9% so với cùng kỳ, xuống chỉ còn 1.810 tỷ đồng và 892,5 tỷ đồng. Mảng mua bán chứng khoán kinh doanh ghi nhận lỗ hơn 6 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 4 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, điểm sáng tăng trưởng lợi nhuận đến từ các hoạt động kinh doanh khác với lãi thuần tăng 37% so với cùng kỳ, mang về cho Vietcombank 410 tỷ đồng. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần cũng ghi nhận tăng trưởng 56,3%, ghi nhận đạt 50,5 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, với quy mô nhỏ, đà tăng của hai mảng này không thể bù đắp được phần sụt giảm của các mảng kinh doanh chính sụt giảm. Chính vì vậy, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đã giảm 14,5%, đạt gần 15.959 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng chi phí hoạt động của ngân hàng lại tăng tới 26,3%, ghi nhận ở mức 5.752 tỷ đồng.

Theo đó, sau khi khấu trừ đi chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Vietcombank đã "lao dốc" tới 27,6% trong quý cuối năm, ghi nhận đạt gần 10.209 tỷ đồng.

Trong kỳ, Vietcombank hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng gần 1.487 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ghi nhận đạt 11.693 tỷ đồng, giảm gần 6% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2023, dù thu nhập giảm, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng nhờ cắt giảm hơn 1/2 chi phí dự phòng rủi ro trong năm. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế cả năm 2023 của Vietcombank đạt 41.244 tỷ đồng, chỉ thực hiện được 96% mục tiêu 43.000 tỷ đồng lãi trước thuế đã đề ra cho cả năm 2023.

Tính tới thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của Vietcombank mở rộng nhẹ 1,4% so với thời điểm hồi đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 10,9% lên hơn 1,27 triệu tỷ đồng.

Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu của ngân hàng cũng ghi nhận 12.455 tỷ đồng, tăng 59% so với thời điểm hồi đầu năm, kéo theo tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này từ 0,68% hồi đầu năm tăng lên 0,98%.

Đáng chú ý, trong bối cảnh nợ xấu tăng tới gần 60% so với thời điểm hồi đầu năm, nhưng số dư dự phòng rủi ro chỉ tăng gần 16%, điều này khiến cho tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng giảm từ hơn 300% về 230%.

Trước đó, theo thông báo của Vietcombank, về phương án phân phối lợi nhuận năm 2022, nhà băng này thống nhất phương án tăng vốn điều lệ thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, trích các quỹ năm 2022 để báo cáo xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước.

Năm 2022, lợi nhuận sau thuế riêng lẻ kiểm toán của ngân hàng này đạt hơn 29.387 tỷ đồng. Sau khi trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là 1.470 tỷ đồng, quỹ dự phòng tài chính là 2.939 tỷ đồng và quỹ khen thưởng, phúc lợi là 3.291 tỷ đồng, Vietcombank sẽ dùng hết 21.680 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế còn lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông.

Trong năm 2023, Vietcombank đã hoàn thành tăng vốn từ lợi nhuận 2020 và lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 18,1%, đưa vốn điều lệ lên gần 55.891 tỷ đồng.

Với mức vốn hiện tại và giá trị chia cổ tức bằng cổ phiếu hơn 21.680 tỷ đồng, ước tính tỷ lệ thực hiện quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu của Vietcombank sẽ là 38,79%, tương đương phát hành thêm khoảng 2,17 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Sau khi hoàn tất chia cổ tức năm 2022, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ tăng lên mức hơn 77.571 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Nhóm cổ đông lớn ở Eximbank kiến nghị hủy việc miễn nhiệm trưởng Ban Kiểm soát

Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Chính sách Trump 2.0 có thể đẩy USD lên ngang giá với euro

Công ty dịch vụ tài chính JPMorgan của Mỹ dự báo chỉ số USD Index có thể tăng thêm 7% trong vòng vài tháng tới. Trong khi đó, Barclays dự báo USD có thể ngang giá với đồng euro nếu ông Donald Trump thực hiện các biện pháp thuế quan mạnh mẽ để bảo vệ thị trường Mỹ.

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Môi trường đầu tư hấp dẫn, Long An hút thêm vốn châu Âu

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tỉnh Long An qua châu Âu vừa ký kết 2 thỏa thuận về đầu tư dự án mới trị giá hơn 80 triệu USD.

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Lượng tiền khủng từ các 'đại gia' tiền mặt đem gửi ngân hàng

Nhiều doanh nghiệp lớn như PV GAS, tổ hợp hóa dầu Bình Sơn, Thế Giới Di Động... đang gửi hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân hàng. Danh sách cũng bao gồm những công ty khác như Hòa Phát, Vinamilk, Masan, Hóa chất Đức Giang...

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Bitcoin vượt nhiều mốc khó tin, IMF có thể đã sai

Giá Bitcoin tăng đến 31% trong tháng 11 này trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn và giới đầu tư lẫn Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ dành nhiều quan tâm đến tiền điện tử, loại tài sản số mà IMF từng cảnh báo có thể đi kèm với nhiều rủi ro.

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Yếu tố nào đưa Việt Nam trở thành thị trường lớn của tổ chức tài chính IFC?

Nỗ lực cho quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trong nền kinh tế Việt Nam, cùng với các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đã góp phần đưa Việt Nam trở thành thị trường đáng chú ý của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuuộc Ngân hàng Thế giới.