Khối lượng giao dịch của 3 mã cổ phiếu SHB, MBB và CTG lên tới hơn 1.000 tỷ đồng/mã trong phiên giao dịch hôm nay (15/4).
Thời điểm 14h30 chiều nay, VN-Index giảm "sốc" tới hơn 54 điểm (4,27%) về 1.222,28 điểm, toàn thị trường có tới 83 mã giảm kịch sàn. Càng về cuối phiên, VN-Index càng giảm mạnh, có thời điểm giảm gần 60 điểm.
Nợ xấu nội bảng của Vietcombank tại thời điểm 31/12/2023 là 12.455 tỷ đồng, tăng 59,3% so với cuối năm 2022. Qua đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,68% lên 0,98%; và tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm từ 317% xuống còn 230%. Dù vậy, Vietcombank vẫn có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất nhì ngành ngân hàng.
Thử thách về mặt tâm lý đã diễn ra khá mạnh trong tuần qua khi số liệu về lạm phát trong nền kinh tế Mỹ vượt kỳ vọng dẫn đến FED (ngân hàng trung ương Mỹ) có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất. Dù vậy, VN-Index đã tạm vượt qua chướng ngại vật và tăng 1,71% trong cả tuần.
Các quỹ mở do VinaCapital quản lý ghi nhận kết quả hoạt động trong quý 1/2024 cao hơn chỉ số tham chiếu trong quý này và trong 3 năm gần nhất.
Trong giai đoạn 2024-2026, FPT nhắm đến khai thác các xu hướng đang nổi bật của thế giới gồm có trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, xe điện, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... nên cổ phiếu này trở nên hấp dẫn với giới đầu tư.
Về cuối phiên, tâm lý bi quan quay trở lại đối với VCB (-0,53%) và TCB (-1,2%). Tuy nhiên, lực kéo mạnh từ BID ( 1,92%) đã giúp VN-Index không "rơi" quá sâu. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index chỉ giảm nhẹ 0,36 điểm (0,03%) về 1.258,2 điểm.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm, do đó, các chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên mua mới trong giai đoạn này.
Thanh khoản gia tăng khá tốt chiều nay và bên mua chủ động kéo giá lên. Tuy so với các phiên trước dòng tiền vẫn còn rất yếu nhưng bên bán cũng không xả nhiều, giúp giá cổ phiếu đảo chiều cả loạt. VN-Index đóng cửa ở đỉnh của phiên, tăng 1% tương đương +12,47 điểm...
Dựa trên các yếu tố hỗ trợ như "sức khỏe" của các doanh nghiệp dầu khí, cùng với những triển vọng của ngành trong bối cảnh địa chính trị thế giới nhiều biến động, giới phân tích đánh giá cổ phiếu PVD và PVS sẽ là 2 cổ phiếu đáng chú ý của ngành trong thời gian tới.