Thanh khoản gia tăng khá tốt chiều nay và bên mua chủ động kéo giá lên. Tuy so với các phiên trước dòng tiền vẫn còn rất yếu nhưng bên bán cũng không xả nhiều, giúp giá cổ phiếu đảo chiều cả loạt. VN-Index đóng cửa ở đỉnh của phiên, tăng 1% tương đương +12,47 điểm.
Điểm nhấn chiều nay sự cải thiện thanh khoản, hai sàn khớp thêm khoảng 9.669 tỷ đồng nữa, tăng 33% so với phiên sáng. HoSE khớp tăng 31% đạt 8.765 tỷ đồng. Dù vậy đây vẫn là mức thanh khoản thấp nhất kể từ sau Tết. Tính chung cả phiên, HoSE và HNX giảm thanh khoản gần 16% so với hôm qua, đạt 16.950 tỷ đồng.
Thanh khoản khá yếu chiều nay nhưng diễn biến giá vẫn là tích cực. Đầu tiên là độ rộng thay đổi rất tốt: Chốt phiên sáng VN-Index chỉ có 180 mã tăng/226 mã giảm, nhưng chỉ 15 phút đầu tiên của phiên chiều, độ rộng đã trở nên cân bằng 205 mã tăng/206 mã giảm. Đà tăng càng về cuối phiên càng tốt hơn, đóng cửa HoSE có 332 mã tăng/137 mã giảm, đảo ngược hoàn toàn so với phiên sáng.
Yếu tố thứ hai là mặt bằng giá được đẩy lên tốt và VN-Index leo dốc không chỉ do kéo trụ. Buổi sáng cổ phiếu mới đảo chiều ở vùng giá đỏ, chưa nhiều mã vượt được tham chiếu và cả sàn chỉ có 48 mã tăng hơn 1%. Chiều nay tới 130 mã đóng cửa trên tham chiếu từ 1% trở lên trong đó 70 mã tăng hơn 2%, còn nhiều hơn cả nhóm tăng trên 1% của phiên sáng. 5 mã kịch trần trong đó LPB, QCG và POM thanh khoản khá tốt.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng tham gia mua vào rất đáng kể. Riêng phiên chiều khối này tung ra thêm 1.326,9 tỷ đồng mua vào, gấp 2,8 lần phiên sáng. Mức mua ròng đạt 451,9 tỷ đồng trong khi buổi sáng bán ròng 183,3 tỷ đồng. MWG gây bất ngờ khi được mua ròng cực mạnh 273,6 tỷ đồng, trong đó phiên sáng mới mua hơn 31 tỷ. Loạt cổ phiếu khác được mua thêm đáng chú ý là SBT +56,8 tỷ, BID +47,8 tỷ, MSN +46,8 tỷ, HPG +44,3 tỷ, VRE +36,5 tỷ, VIX +35,2 tỷ…
Dẫn dắt thị trường đi lên vẫn là nhóm blue-chips dù về cuối rổ VN30 lại đuối hơn nhóm Midcap. VN30-Index đóng cửa tăng 0,97% trong khi Midcap tăng 1,83%. Tác động của trụ vẫn khá rõ: BID có đà bứt phá riêng chiều nay tới 3,33% so với phiên sáng, chốt phiên tăng 3,74% so với tham chiếu và vượt qua MWG vươn lên thành mã trụ mạnh nhất của VN-Index. MWG tuy rất mạnh và chiều nay được khối ngoại mua nhiều nhưng biên độ tăng thêm cũng chỉ gần 1%, đóng cửa tăng 5,6%. CTG, MBB, GVR, HPG, SSI, TPB, VIB là các cổ phiếu khác trong rổ tăng thêm hơn 1% buổi chiều.
VN-Index đáng lẽ sẽ bùng nổ hơn nữa nếu có được sự hợp tác từ các trụ hàng đầu. VCB chiều nay lại tụt giảm sâu thêm so với phiên sáng và đóng cửa mất 0,63% so với tham chiếu. VIC và VNM không vượt được tham chiếu trong khi GAS dù vẫn tăng nhưng thực chất lại tụt mất 0,25% chiều nay.
Trong khi đó nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có lợi thế quán tính tốt hơn nhiều. Rổ VN30 đóng góp 12 mã tăng trên 1%, tỷ lệ thấp trong tổng số 130 mã sàn HoSE. Ngoài một số mã kịch trần đề cập phía trên, CMG, VDS, VTP, FTS, CTS, AGR, VCI, VIX, BSI là các mã midcap tăng trên 3% với thanh khoản tốt. Có thể thấy nhóm chứng khoán rất mạnh chiều nay với gần 20 mã tăng quá 2%. Nguyên nhân đến từ tin không chính thức về khả năng vận hành hệ thống KRX từ đầu tháng 5 tới.
Phiên phục hồi mạnh chiều nay dựa trên yếu tố giảm bán và thanh khoản khớp lệnh HoSE xuống dưới mức 16 ngàn tỷ đồng cho thấy vẫn đang có sự do dự từ bên cầm tiền. Thị trường sau 4 phiên giảm liên tục và biên độ điều chỉnh hơn 3% từ đỉnh thì việc bật nảy trở lại là bình thường. Dòng tiền đầu cơ rất nhạy với những diễn biến như vậy, nhưng không chắc sẽ chấp nhận mạo hiểm để giao dịch lớn. Do vậy thanh khoản sụt giảm cũng là một đặc điểm của nhịp phục hồi kỹ thuật.
Theo vneconomy.vn
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.