Mở cửa phiên giao dịch hôm nay (11/4), nhóm ngân hàng gồm các "ông lớn" như BID, CTG, VCB, TCB đã chịu áp lực bán khá mạnh, tác động lớn đến xu hướng giảm điểm của chỉ số VN-Index.
Chỉ sau 30 phút giao dịch, VN-Index giảm mạnh về quanh 1.248 điểm, giảm tới 11 điểm.
Ở chiều ngược lại, HPG (+1,18%) và VPB (+1,03%) là hai cái tên giúp chỉ số duy trì thế giằng co trong suốt phiên sáng. Theo đó, với HPG, theo cập nhật thông sơ bộ kết quả kinh doanh quý đầu năm cũng như kỳ vọng phục hồi ngành thép trong năm nay phần nào giúp HPG tăng mạnh trong phiên sáng.
Cụ thể, lãnh đạo HPG cho biết doanh thu quý I/2024 đạt khoảng 31.000 tỷ, lợi nhuận sau thuế 2.800 tỷ đồng. Tập đoàn đã tăng sản lượng bán hàng so với cùng kỳ và bán hết tồn kho giá cao.
Ngoài ra, tham vọng doanh thu chạm mốc 2,5 tỷ USD của FPT sau buổi ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 cũng góp phần khiến giá cổ phiếu này tăng nhẹ 0,79%, góp phần giúp ngăn đà rơi của chỉ số .
HPG và FPT góp phần khiến VN-Index tăng hơn 0,5 điểm, đóng cửa sau phiên sáng tại mốc 1.253.47, chỉ giảm 5 điểm (0,4%). Trong khi đó nhóm ngân hàng, dẫn đầu là VCB (-0,63%) tiếp tục làm VN-Index giảm hơn 1,6 điểm, bên cạnh CTG (-0,89%), TCB (-0,55%), MBB (-0,63%).
Bước qua phiên chiều, VN-Index đã chuyển sang màu xanh, tăng thêm 4 điểm so với đóng cửa phiên sáng nhờ sự trợ lực mạnh từ BID.
Nhóm vật liệu xây dựng đang dẫn đầu cuộc đua tăng điểm với 0,88%. Đóng góp lớn bởi những cái tên quen thuộc như HPG (+1,18%), HSG (+2,21%), riêng NKG lên đến (+4,23%).
Nhóm bất động sản xuất hiện một số mã tăng mạnh như DIG (+2,79%), KDH (+1,1%), TCH chạm trần (+6,23%). Bán lẻ có MWG (+0,96%) và FRT (+3,5%) đang có đà tăng mạnh.
Dần về cuối phiên, tâm lý dần bi quan trở lại với VCB khi mã này giảm 0,53% và TCB giảm 1,2% đã đè nặng lên chỉ số. Tuy nhiên, chiều ngược lại thì lực kéo mạnh từ BID tăng 1,92% đã giúp VN-Index không giảm quá sâu. Thanh khoản trong phiên cũng không khởi sắc và tương đương hôm trước, đạt 18,76 nghìn tỷ đồng.
Kết phiên, VN-Index giảm nhẹ 0,36 điểm (-0,03%) về 1.258,2 điểm; trong khi HNX-Index tăng nhẹ 0,28 điểm (0,12%) lên 239,07 điểm và UPCoM-Index cũng tăng nhẹ 0,27 điểm (0,29%) lên 90,92 điểm.
Về giao dịch của khối ngoại, phiên hôm nay nhà đầu tư nước ngoài mua vào hơn 57 triệu đơn vị, tổng giá trị mua vào đạt 1.677,8 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối này bán ra hơn 50 triệu đơn vị, tổng giá trị đạt 1.634,83 tỷ đồng.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã có động thái mua ròng 42,98 tỷ đồng tại HoSE, tập trung vào: VPD, TCH, SSI, MWG, SBT, KBC,...
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.