Người dân mua hàng hóa tại siêu thị ở Glendale, bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Lạm phát trên toàn thế giới đang tăng với tốc độ mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua do nguồn cung bị hạn chế giữa lúc nhu cầu của các nước gia tăng trong quá trình phục hồi từ đại dịch COVID-19.
Trong năm nay, tình hình trở nên trầm trọng hơn do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine cũng như các biện pháp phong tỏa của Trung Quốc trong nỗ lực phòng chống đại dịch COVID-19. Tình hình trên buộc các ngân hàng trung ương chủ chốt phải có phản ứng mạnh mẽ, tăng chi phí cho vay để làm giảm nhu cầu và kiềm chế lạm phát leo thang.
Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây, các nhà kinh tế của WB cảnh báo biện pháp này có thể vẫn chưa đủ để hạ nhiệt lạm phát, khiến các ngân hàng trung ương cần phải tăng thêm tăng lãi suất - đây là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Trong kịch bản này, WB dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm xuống 0,5% vào năm 2023 - tức là giảm 0,4% tăng trưởng tính theo đầu người, đồng nghĩa với việc kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Trong một tuyên bố, Chủ tịch WB David Malpass nêu rõ: "Tăng trưởng toàn cầu đang giảm mạnh, và có thể giảm hơn nữa do nhiều nước rơi vào suy thoái". Ông Malpass cũng bày tỏ lo ngại rằng xu hướng này sẽ tiếp tục và gây ra hậu quả kéo dài, đẩy người dân ở các nền kinh tế mới nổi và phát triển vào hoàn cảnh khó khăn.
Người đứng đầu WB đã thúc giục các nhà hoạch định chính sách chuyển trọng tâm từ giảm tiêu dùng sang thúc đẩy sản xuất nhằm tăng nguồn cung để nới lỏng những hạn chế khiến giá cả leo thang.
Trong kịch bản tồi tệ nhất, các nền kinh tế phát triển sẽ suy thoái trong khi các nền kinh tế phát triển và mới nổi ghi nhận tăng trưởng giảm.
Hồi đầu tháng 6, WB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 2,9%, so với dự báo 4,1% đưa ra hồi tháng 1.
Theo Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, đây là giải pháp thường được người chăn nuôi chọn khi thị trường ảm đạm.
Trái ngược với cảnh nhộn nhịp mua bán sầu riêng mỗi khi vào mùa, thị trường bán lẻ sầu riêng tại TP HCM năm nay khá ảm đạm vì lượng hàng ít và sức mua chậm
Boeing đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam từ 2021, do vị trí quan trọng của thị trường Việt Nam đối với chiến lược kinh doanh của Boeing. Trong thời gian tới, tập đoàn này sẽ đầu tư phát triển chuỗi cung ứng phụ tùng, thiết bị hàng không tại Việt Nam.
Sức tiêu thụ trứng của nhiều doanh nghiệp sản xuất, bếp ăn công nghiệp giảm mạnh khiến trứng gà giá chỉ từ 14.000-18.000 đồng/chục, bằng 2/3 so với năm ngoái.
Khu vực công viên 30/4, Bưu điện Thành phố, Nhà thờ Đức Bà tập trung nhiều hàng cà phê bệt. Cuối tuần, giới trẻ đứng xếp hàng để chờ mua một ly nước với giá 25.000-30.000 đồng.
Cuối tháng 5/2023 này, một số mẫu xe như Honda Vision, LED, Yamaha Janus... có xu hướng giảm giá, thậm chí có mẫu còn giảm thấp hơn so với giá đề xuất.