Ngày 2-11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo "Mỳ Quảng - Nét văn hoá ẩm thực đặc sắc xứ Quảng" nhằm phân tích những đặc trưng của mỳ Quảng, món ăn truyền thống đặc sắc của tỉnh Quảng Nam.
Hội thảo được tổ chức nhằm xây dựng hồ sơ đề nghị ghi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia đối với món ăn mỳ Quảng.
Quang cảnh buổi hội thảo
Hơn 20 tham luận, bài nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo đến từ các nhà khoa học, chuyên gia đều khẳng định: Mỳ Quảng là món ăn riêng biệt gắn với quá trình khai cơ lập làng và tồn tại như một phần không thể tách rời trong lịch sử mỗi làng quê, thôn xóm của vùng đất Quảng Nam.
Món ăn này còn gắn với các nghề và làng nghề truyền thống ở Quảng Nam như nghề trồng lúa, làng nghề làm bánh tráng, nghề trồng rau… Mỳ Quảng chứa đựng gần như đầy đủ các đặc trưng của ẩm thực xứ Quảng, có sự đa dạng trong nguyên liệu và đặc trưng linh hoạt, sáng tạo trong phương thức chế biến.
Đây là món ăn xuất phát từ đời sống nông thôn trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt nên có sự chân chất, hương vị đậm đà như tính cách của con người Quảng Nam.
Mỳ Quảng là món ăn đặc sắc không chỉ riêng người dân Quảng Nam mà nhiều du khách cũng rất yêu thích món ăn này
Theo thống kê, hiện mỳ Quảng có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước và một số nước trên thế giới có số đông cộng đồng người Việt sinh sống.
Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết hội thảo nhằm khẳng định sự đan xen, giao lưu, tiếp biến văn hóa của món ăn mỳ Quảng qua các thời kỳ lịch sử; các hình thức văn hóa ăn uống trong mỳ Quảng; những giá trị trong văn hóa ẩm thực nói chung, làng nghề ở Quảng Nam nói riêng, quảng bá hình ảnh, điểm đếm du lịch, giới thiệu những giá trị ẩm thực đến với nhân dân và du khách trong và ngoài nước.
"Qua hội thảo lần này, với sự phân tích, đánh giá nhận diện chân xác của các nhà khoa học, các nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa - lịch sử, ngành văn hóa sẽ hội đủ cơ sở để bảo tồn và phát huy món ăn mỳ Quảng, nhằm nâng cao vị thế của ẩm thực, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn tỉnh cho nhiều thế hệ hôm nay và mai sau" – ông Hồng nói.
Theo Người Lao Động
“Như một giấc mơ, mình chinh phục thành công rồi!” - tiếng hét tôi vang khi chinh phục thành công cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam Tà Năng - Phan Dũng. 2 ngày 1 đêm, chúng tôi cheo leo vượt dốc để rồi hạnh phúc vỡ oà khi “chạm trán” thiên nhiên hùng vĩ.
Trong lễ hội Hoa - Kiểng Chợ Lách diễn ra từ ngày 8 đến 12/1/2025 ngay trước Tết Nguyên đán, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) sẽ xác lập kỷ lục tuyến đường hoa kiểng do cộng đồng tạo tác dài nhất Việt Nam với chiều dài 15 km.
Đảo Phú Quốc nổi danh trên bản đồ du lịch thế giới vừa trở thành địa điểm mới trong mạng lưới bay của hãng hàng không Scoot của Singapore và China Eastern Airlines từ đất nước tỷ dân Trung Quốc.
TP.Thủ Đức (TP.HCM) mở lễ hội đón Giáng sinh 2024. Điểm nhấn bao gồm những cây thông từ Đà Lạt, Bảo Lộc, nghe biểu diễn thánh ca miễn phí, trải nghiệm rạp chiếu phim ngoài trời, mở hộp quà khổng lồ phát sáng…
Những vườn rau xanh ở các khu vực ngoại thành không chỉ là nguồn cung thực phẩm quý giá, mà còn là chất liệu để Thành phố xây dựng và phát triển những mô hình du lịch nông thôn độc đáo.
Sự kiện hoà nhạc "Bài ca không quên" lần đầu tiên được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) dự kiến thu hút hơn ngàn hàng người dân, du khách.