Thứ sáu, 27/12/2024

Xây dựng TP.Thuận An thành nơi đáng sống

22/12/2022 1:00 PM (GMT+7)

TP.Thuận An (Bình Dương) đang di dời, phát triển công nghiệp lên phía Bắc; khẩn trương nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13. Cùng với 15km đường dọc sông Sài Gòn đang quy hoạch, chính quyền địa phương nỗ lực xây dựng TP.Thuận An thành nơi đáng sống.

Diện mạo mới trên thành phố trẻ Thuận An

TP.Thuận An là nơi phát triển công nghiệp sớm nhất tỉnh Bình Dương. Đây cũng là địa phương có rất nhiều doanh nghiệp nằm đan xen trong khu dân cư.

Quá trình đô thị hóa ở TP.Thuận An đi theo hình mẫu của văn minh công nghiệp, nơi mà đô thị gắn liền với nhiều nhà máy xí nghiệp, và đông đảo công nhân.

Đó là một đô thị ồn ào, náo nhiệt, cuộc sống luôn: tạm, nhanh, gấp, phân hóa cực độ và kéo theo sự xuống cấp của môi trường tự nhiên, xã hội. Không gian đô thị vì thế luôn mở rộng nhưng lại luôn chất hẹp.

Khu công nghiệp VSIP 1 ở TP.Thuận An (Bình Dương). Ảnh: Trần Khánh

Khu công nghiệp VSIP 1 ở TP.Thuận An (Bình Dương). Ảnh: Trần Khánh

Ngược lại, 1 dạng đô thị hóa khác ơ vùng ven sông Sài Gòn (như TP.Thủ Dầu Một), đã tạo ra những đô thị hình thành từ văn minh hậu công nghiệp.

Những đô thị này có quy mô trung bình, gắn liền với sinh thái, không có công nghiệp tập trung, hạ tầng hoàn thiện theo hướng mở và gắn với công nghệ mới. Loại đô thị này ngày càng hoàn thiện các thiết chế theo hướng trở thành các đô thị vườn, đô thị sinh thái thông minh.

TP.Thuận An cũng đang nỗ lực thay đổi theo mô hình đô thị hậu công nghiệp này.

Thực hiện chủ trương di dời các doanh nghiệp này vào các khu, cụm công nghiệp, hơn 5 năm trở lại đây, diện mạo đô thị của TP.Thuận An đã thay đổi nhanh chóng.

Những nhà máy, xí nghiệp trước đây nằm ven Quốc lộ 13, nay đã thay bằng các bệnh viện, trung tâm thương mại lớn, như siêu thị Lotte Mart, siêu thị Aeon Mall, Bệnh viện quốc tế Becamex.

Các khu dân cư cao tầng đang dần mọc lên trên nền những nhà xưởng được di dời. Những người đi xa có dịp quay lại Thuận An cũng hết sức bỡ ngỡ bởi sự thay đổi quá nhanh của bộ mặt đô thị nơi đây.

Siêu thị Aeon Mall ở TP.Thuận An (Bình Dương). Ảnh: Trần Khánh

Siêu thị Aeon Mall ở TP.Thuận An (Bình Dương). Ảnh: Trần Khánh

Ông Nguyễn Thanh Tâm – Chủ tịch UBND TP.Thuận An cho biết, Thuận An đặt mục tiêu trở thành đô thị dịch vụ của tỉnh Bình Dương. Vì vậy, di dời các doanh nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường nằm trong khu dân cư cần phải được thực hiện khẩn trương để đảm bảo việc quy hoạch và phát triển thành phố đến năm 2030.

Đông thời, TP.Thuận An đã và đang xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư đến địa bàn đầu tư ven trục Quốc lộ 13. "Thành phố tập trung thu hút đầu tư ở các lĩnh vực dịch vụ cao cấp, chất lượng cao và phát triển đô thị để đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho nhân dân và người lao động trên địa bàn", ông Tâm nói.

TP.Thuận An định hình diện mạo mới

Bà Huỳnh Thị Thanh Phương - Bí thư Thành ủy TP.Thuận An cho biết, Thuận An được nâng lên thị xã vào năm 2011; đạt các tiêu chí đô thị loại III và công nhận lên Thành phố từ tháng 2/2020.

TP.Thuận An tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế gắn với việc phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống hạ tầng đô thị, giao thông, giáo dục, y tế, thiết chế văn hóa.

"Tất cả nhằm tạo sự đồng bộ giữa phát triển kinh tế với giải quyết các nhu cầu xã hội, làm thay đổi nhanh diện mạo của thành phố", bà Phương nói.

TP.Thuận An khẩn trương thực hiện dự án BOT nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13. Ảnh: Trần Khánh

TP.Thuận An khẩn trương thực hiện dự án BOT nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13. Ảnh: Trần Khánh

TP.Thuận An có một nguồn tài nguyên quý là 15km đường dọc sông Sài Gòn. Trước đây tuyến đường chỉ được quy hoạch là đường đê bao ven sông. Sắp tới, Thành phố sẽ tích hợp quy hoạch tuyến đường này vào quy hoạch chung toàn tỉnh để phát triển không gian đô thị.

Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP.Thuận An khóa XII vừa qua, lãnh đạo TP.Thuận An cho biết, trong năm 2022, thành phố đã đạt và vượt 15/16 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, tạo nền tảng để có bước phát triển mới trong năm 2023.

Theo bà Phương, TP.Thuận An sẽ vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới vào thực tiễn địa phương; tận dụng, khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng và các nguồn lực của địa phương.

Cụ thể, TP.Thuận An sẽ đẩy nhanh tốc độ xây dựng đô thị phù hợp với không gian phát triển chung của vùng, tạo nền tảng để năm 2025 được công nhận đô thị loại I, trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của tỉnh.

Trong năm 2022, TP.Thuận An đã đưa vào vận hành trung tâm điều hành thành phố thông minh (IOC), đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, thiết bị và đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác cải cách hành chính.

Thuận An tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm cơ sở, động lực để tăng trưởng kinh tế.

TP.Thuận An quy hoạch không gian mới phát triển đô thị, dịch vụ. Ảnh: Trần Khánh

TP.Thuận An quy hoạch không gian mới phát triển đô thị, dịch vụ. Ảnh: Trần Khánh

Năm 2023, TP.Thuận An tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đạt các tiêu chí đô thị loại II, gắn với phát triển dịch vụ, xây dựng Thuận An thành đô thị văn minh, giàu đẹp vào năm 2025.

TP.Thuận An sẽ công bố đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố đến năm 2040. Cùng với đó là công bố 10 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000. Trong đó, xã An Sơn lên phường.

Tỷ lệ đô thị hóa toàn thành phố sẽ 100%. Thuận An duy trì và nâng cao tiêu chí các phường đã đạt văn minh đô thị, xây dựng phường văn minh đô thị các phường còn lại.

"Nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Thuận An trong thời gian tới là xây dựng đô thị Thuận An phát triển phải có bước đột phá, theo hướng Nhanh - Bền Vững - Văn Minh - Giàu Đẹp", bà Phương chia sẻ.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

'Quảng trường Thời đại' sẽ hiện diện tại trung tâm TP.HCM

'Quảng trường Thời đại' sẽ hiện diện tại trung tâm TP.HCM

Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND Quận 1 chủ trì, làm việc với Sở ban ngành liên quan để đề xuất kế hoạch khai thác đối với khu vực trước Chợ Bến Thành, khu vực này cần được triển khai như Quảng trường Thời đại nổi tiếng ở Mỹ.

Bộ Công an tiếp tục nắm tình hình vụ chuyển nhượng 'đất vàng' của Vinataba

Bộ Công an tiếp tục nắm tình hình vụ chuyển nhượng 'đất vàng' của Vinataba

Theo kết luận thanh tra, việc Vinataba chuyển nhượng khu đất ở số 152 Trần Phú, Quận 5, TP.HCM có dấu hiệu sai phạm và căn cứ việc này, cơ quan điều tra Bộ Công an sẽ tiếp tục nắm tình hình để xem xét, giải quyết theo quy định.

HoREA đưa loạt đề xuất về thí điểm nhà ở thương mại

HoREA đưa loạt đề xuất về thí điểm nhà ở thương mại

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản đề xuất một số nội dung của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Bình Dương điều chỉnh bảng giá đất trong năm 2025, cao nhất hơn 52 triệu đồng/m2

Bình Dương điều chỉnh bảng giá đất trong năm 2025, cao nhất hơn 52 triệu đồng/m2

Với bảng giá đất mới áp dụng trong năm 2025 của tỉnh Bình Dương, nhiều tuyến đường tại khu vực TP.Thủ Dầu Một có mức giá cao nhất, hơn 52 triệu đồng/m2 .

10 dự án giao thông lớn ở TP.HCM sẽ khởi công trong năm 2025

10 dự án giao thông lớn ở TP.HCM sẽ khởi công trong năm 2025

Theo kế hoạch năm 2025, Ban Giao thông TP.HCM sẽ khởi công những dự án trọng điểm như cầu - đường Nguyễn Khoái, đường Vành đai 2 (đoạn 1 và đoạn 2), nút giao Mỹ Thủy, nút giao ngã tư Đình, cầu Rạch Tôm,…

TP.HCM “tồn kho” 54.000 căn nhà, đẩy giá nhà tăng cao

TP.HCM “tồn kho” 54.000 căn nhà, đẩy giá nhà tăng cao

Trên địa bàn TP.HCM có tới 86 dự án nhà ở với tổng số 54.051 căn nhà bị ngừng thi công hoặc chưa thi công. Thực trạng này làm lãng phí nguồn lực đất đai và khiến giá nhà ở tại TP.HCM liên tục tăng cao…