Theo thông tin từ phía Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), tháng 1/2023, Nhật Bản là một trong số ít các thị trường nhập khẩu cá ngừ truyền thống của Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt. Giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này của Việt Nam đạt gần 2,3 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2022.
Các chuyên gia VASEP cho biết, sản lượng đánh bắt của đội tàu trong nước giảm đang khiến Nhật Bản phải gia tăng nhập khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh từ các nước, trong đó có Việt Nam. Hơn thế nữa, trong giai đoạn đầu năm 2023, các ưu đãi thuế quan theo thỏa thuận mà Nhật Bản dành cho Việt Nam trong Hiệp đối Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được khởi động lại đang tạo sức hút cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam.
Phía VASEP nhận định, năm nay, Nhật Bản tăng nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ tươi, đông lạnh và khô của Việt Nam so với cùng kỳ, trong khi đó lại giảm nhập khẩu khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp.
Giá C&F trung bình xuất khẩu các sản phẩm loin cá ngừ vây vàng đông lạnh của Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 1/2023 ở mức 7.699 USD/tấn, còn giá CFR ở mức 7.994 USD/tấn.
Trong số các công ty tham gia xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, An Hai Fishery, FoodTech và Mariso Viet Nam đang dẫn đầu xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này trong tháng 1, với tỷ trọng chiếm trên 68% tổng giá trị xuất khẩu.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong tháng 01/2023, đạt 91,19 triệu USD, giảm 28,9% so với tháng 12/2022 và giảm 31,4% so với tháng 1/2022. Tỉ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng từ 17,6% trong tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 01/2022 lên 19,9% trong tháng 1/2023.
Lũy kế 8 tháng năm nay, các nhà cung cấp nước ngoài nộp hơn 6.230 tỷ đồng tiền thuế, trong đó, có nhiều “ông lớn” hàng đầu thế giới đã nộp thuế như Microsoft, Google, Apple, TikTok, Meta (đơn vị sở hữu Facebook)…
Từ chiều đến tối nhiều ngày qua, TP.HCM liên tục có mưa to và kéo dài. Tiểu thương phố lồng đèn Lương Nhữ Học - phố lồng đèn lớn nhất TP.HCM, rầu vì ế khách.
Sau khi nhận nhiều chỉ trích, chuỗi đồ uống Katinat đã ủng hộ 1 tỷ đồng cho bà con vùng lũ vào hôm nay. Katinat cho biết thêm trong thời gian 19 ngày tới, nếu họ bán hơn 1 triệu ly nước thì sẽ tiếp tục bổ sung và đóng góp để khắc phục hậu quả do thiên tai.
Các hệ thống siêu thị như Aeon, MM Mega Market, Saigon Co.op, Central Retail… đều tăng cường nguồn hàng từ các tỉnh phía Nam đáp ứng cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang gặp bão lũ.
Chủ các khách sạn trên nhiều tuyến đường được mệnh danh là “đất vàng”, “đất kim cương” tại TP.HCM báo lỗ hàng trăm tỷ đồng, lỗ triền miên từ năm 2021 đến nay.
“Vua hàng hiệu” Hạnh Nguyễn đề xuất cơ chế liên quan chính sách bán lẻ trong khu thương mại tự do và khu phi thuế quan để loại hình này thực sự hấp dẫn với doanh nghiệp, thúc đẩy du lịch.