Thứ hai, 25/11/2024

Xuất khẩu hàng hóa sang Nga ngừng trệ, đẩy doanh nghiệp vào thế khó khăn

21/04/2022 6:30 AM (GMT+7)

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra hồi tháng 2 đến nay, rất nhiều hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Nga đã bị ngừng trệ, đẩy các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.

Xuất khẩu hàng hóa sang Nga chịu nhiều rủi ro

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra hồi tháng 2 đến nay, rất nhiều hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã bị ngừng trệ, đẩy các doanh nghiệp vào tình thế rất khó khăn. 

Xuất khẩu hàng hóa sang Nga ngừng trệ, đẩy doanh nghiệp vào thế khó khăn - Ảnh 1.

Xung đột Nga - Ukraine diễn ra hồi tháng 2 đến nay, rất nhiều hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Nga đã bị ngừng trệ

Dù thương mại xuất nhập khẩu giữa Nga và Việt Nam không cao nhưng những doanh nghiệp đang làm ăn với Nga đang chịu nhiều rủi ro.

Một trong những khó khăn lớn nhất doanh nghiệp gặp phải là vận chuyển, đưa hàng từ Việt Nam sang Nga.

Cụ thể, nhiều cảng ngừng hoạt động, không xếp dỡ hàng hóa. Giai đoạn đầu căng thẳng Nga - Ukraine, nhiều lô hàng bị kẹt tại cảng, việc giải quyết thanh toán cho các đơn hàng này rất gian nan.

Hàng hóa của doanh nghiệp Việt sang Nga phải chuyển hướng sang một số cảng khác hoặc buộc phải quay về. 

"Vận chuyển bế tắc, đối tác đề nghị chuyển sang cảng khác như Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó họ tìm cách đưa về Nga nhưng rất rủi ro", ông Hòe nói và cho rằng các khó khăn còn lan sang các thị trường xuất khẩu lân cận của Việt Nam.

Xung đột Nga - Ukraine cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam không thể ký kết các hợp đồng mới do các vấn đề về tỷ giá, bảo đảm thanh toán, vận chuyển hàng hóa.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng, với tình hình Nga - Ukraine đang diễn ra, các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường và nguồn cung, đồng tiền thanh toán; rà soát lại các hợp đồng và hồ sơ pháp lý; chủ động đàm phán để hạn chế rủi ro trong thanh toán khi ký kết và thực hiện hợp đồng; tìm hiểu kỹ về cấm vận của các nước với Nga.

Đặc biệt, theo ông, để tranh thủ cơ hội, các doanh nghiệp cần nghiên cứu các dòng hàng được hưởng ưu đãi của các Hiệp định thương mại tự do để tận dụng, mở rộng thị trường.

Hàng xuất khẩu qua Nga phải chuyển hướng hoặc quay về - Ảnh 3.

Theo chuyên gia, các doanh nghiệp nên mở rộng thị trường, tận dụng các Hiệp định thương mại tự do. Ảnh: H.Phúc

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định, xung đột giữa Nga và Ukraine được xem là một trong những điểm nóng của toàn cầu, gây ảnh hưởng trực tiếp nền kinh tế của nhiều quốc gia. Cuộc chiến dẫn đến các lệnh cấm vận trừng phạt nên việc giao nhận hàng hóa bị trì hoãn, đứt đoạn, chi phí vận chuyển tăng, trở ngại trong thanh toán.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, đối diện với những khó khăn này, doanh nghiệp phải có chiến lược dài hạn để ứng phó với bối cảnh biến động của thị trường. Song song đó, doanh nghiệp cũng cần được trang bị và được hướng dẫn các giải pháp về quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, xử lý tranh chấp để bình tĩnh hơn, có khả năng chống chịu cao hơn và phục hồi hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng giai đoạn tới.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

TP.HCM tăng cường quản lý giá mặt hàng thiết yếu dịp Tết

Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bán ra vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Lại hết sạch vàng nhẫn lẫn vàng miếng

Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Vàng giảm sức hấp dẫn, Hội đồng Vàng Thế giới tin vào dài hạn

Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.