Việt Nam kết thúc niên vụ cà phê 2021-2022 với khối lượng xuất khẩu đạt mức cao nhất trong 4 năm vừa qua và giá trị kim ngạch cao nhất từ trước tới nay. Vụ thu hoạch cà phê mới đã bắt đầu nhưng trong bối cảnh thị trường tiêu thụ đã trở nên khó khăn do áp lực lạm phát ở nhiều nước trên thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu gạo và cà phê tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục do hưởng lợi giá bán cao. Còn trong nước, giá các mặt hàng như gạo và thịt lợn dự báo tăng nhẹ do nhu cầu các dịp lễ Tết.
Lạm phát đang tác động trực tiếp đến sức mua của cả người tiêu dùng lẫn các nhà kinh doanh cà phê. Nhu cầu tiêu thụ cà phê những tháng cuối năm khó đoán định vì xung đột Nga - Ukraine, lạm phát tăng cao và nền kinh tế nhiều quốc gia vẫn đang suy thoái.
Niên vụ cà phê 2022-2023 bước vào năm kinh doanh mới tính từ 1-10-2022 giữa những biến động phức tạp. Dịch Covid-19 có phần lắng dịu dù chưa được giải quyết dứt điểm, Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách “zero Covid” nên khó khăn vẫn còn lơ lửng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mới đây, tờ The Star (Malaysia) đưa tin cà phê của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới, với thị phần 14,2%.
Đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, có nền văn hóa cà phê sắc nét hình thành trong nhiều thập niên, cộng với tinh thần dấn thân khởi nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam, liệu con đường phát triển cà phê Việt Nam sẽ thênh thang giống như sự lấn át của chuỗi cà phê trong nước trước các đối thủ ngoại.
Tăng đột biến là giá cà phê xuất khẩu sang Mỹ. Theo Tổng cục Hải quan, giá trung bình 5 tháng đầu năm tăng 42,3% lên mức 3.451 USD/tấn. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này bật tăng bất chấp sản lượng giảm.
4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản ước đạt gần 17,9 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu gạo là điểm sáng ở thị trường ASEAN.
Thương hiệu quốc gia của Việt Nam vẫn duy trì được thứ hạng 33 thế giới, tuy nhiên để người tiêu dùng thế giới biết nhiều hơn về các sản phẩm Việt Nam có lẽ vẫn là hành trình dài trong chặng đường gian nan để nâng cao vị thế thương hiệu Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới.
Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra hồi tháng 2 đến nay, rất nhiều hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Nga đã bị ngừng trệ, đẩy các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.