Tại Hội thảo “Tăng giá trị cho cà phê Việt, cách nào?”, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, thế giới tiếp cận cà phê không chỉ là một loại thức uống. Có nhiều mặt hàng sử dụng nguyên liệu cà phê hay có liên quan tới cây cà phê như mật ong hoa cà phê, phân bón làm từ bã cà phê; thuốc nhuộm vải làm từ cà phê, các loại bánh ngọt có hương vị cà phê.
“Thế giới đã làm được rất nhiều thứ từ cà phê nhưng chúng ta vẫn đang chủ yếu xuất khẩu cà phê thô. Từ cây cà phê, các nước chế ra được nhiều sản phẩm, nhưng chúng ta vẫn đang sản xuất thô. Do đó, chúng ta cần định vị lại việc xây dựng thương hiệu”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
"Năm 2022, sản lượng xuất khẩu cà phê hơn 1,7 triệu tấn, đạt hơn 4 tỷ USD. Tuy nhiên, vẫn còn một không gian mênh mông để chúng ta tạo ra giá trị cà phê. Không gian này chúng ta đang bỏ trống hoàn toàn hoặc chỉ mới manh nha khai thác”.
Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan
Hiện nay, thế giới đang chuộng cà phê Arabica, Việt Nam lại mạnh về dòng Robusta. Bộ trưởng đặt câu hỏi: Vậy cần xác định hướng đi như thế nào để tăng giá trị cho dòng cà phê của Việt Nam? “Bộ NN&PTNT đã xây dựng vùng nguyên liệu cho Tây Nguyên. Thành công hay không còn do địa phương, doanh nghiệp và nông dân cùng làm”, người đứng đầu ngành nông nghiệp chỉ ra.
Tại Hội thảo, phân tích sâu hơn về tình hình khai thác giá trị cà phê của Việt Nam, ông Thái Như Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, hiện cả nước trồng khoảng 710.000ha cà phê, thu hoạch khoảng 650.000ha, chế biến sâu với tỷ lệ rất thấp, khoảng 90% lượng cà phê xuất khẩu vẫn là dạng cà phê nhân, do đó giá trị xuất khẩu chưa cao.
Nêu lên tình hình ở các nước cà phê đều được bảo hộ nhưng cà phê Robusta của Việt Nam chưa có quốc gia nào bảo hộ, ông Hiệp cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần được bảo hộ, tăng giá trị cho người sản xuất và 5 tỉnh Tây Nguyên là vùng trọng điểm của loại cà phê này.
Ngoài ra, đại diện Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cũng kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp, hỗ trợ cho các hợp tác xã, nông dân để giúp ngành cà phê phát triển bền vững, vì lãi suất hiện nay 12%/năm là bài toán khó giải đối với doanh nghiệp.
Là vùng có diện tích trồng cà phê lớn của cả nước, ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai cho biết, tỉnh có khoảng 99.000ha cà phê, trong đó 46.000ha trồng theo các tiêu chuẩn 4C, orgarnic, áp dụng công nghệ tưới tiêu cho cà phê.
“Gia Lai có khoảng 80 nhà máy và các cơ sở chế biến cà phê. Tỷ lệ qua chế biến khoảng 5,7%, còn lại xuất khẩu thô. Để tăng giá trị cho cây cà phê cần thực hiện từ tăng giá trị đầu vào và đầu ra của sản phẩm, nông dân trồng cà phê ở Gia Lai chuyển sang phân bón hữu cơ, giảm phân bón hóa học, giảm thuốc bảo vệ thực vật, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, tổ chức liên kết sản xuất giữa các hộ nông dân”, ông Đoàn Ngọc Có cho biết.
Năm 2022, Gia Lai xuất khẩu được 490 triệu USD cà phê và định hướng đến năm 2030, ổn định diện tích khoảng 100.000ha cà phê được trồng theo công nghệ tiên tiến.
Thông tin từ các Sở NN&PTNT của các tỉnh có diện tích cà phê lớn cho thấy, diện tích cà phê bền vững hiện đã chiếm tỷ trọng đáng kể: Lâm Đồng 41,88%; Gia Lai 40,17%; Đắk Lắk 22,85% … Đặc biệt ở tỉnh Sơn La hiện có tới 99,1% diện tích cà phê đã sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững.
Một hướng đi khác cần thiết cho cà phê là chế biến sâu được ông Nguyễn Ngọc Luận, Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên kết thương mại Toàn cầu (thương hiệu cà phê Meet More) đề cập. Đó là gia tăng tỷ lệ chế biến sâu như một giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao giá trị cà phê Việt Nam. Trung bình mỗi container cà phê trái cây mà Meet More xuất khẩu ra nước ngoài, có giá trị gấp 5 - 6 lần 1 container cà phê nhân.
“Đây là một minh chứng cho thấy cà phê chế biến sâu sẽ nâng cao giá trị cho hạt cà phê Việt Nam như thế nào. Bên cạnh đó, khi xuất khẩu cà phê chế biến sâu, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu được cà phê có thương hiệu ra thị trường thế giới”, ông Luận khẳng định.
Để phục vụ nhu cầu người dân, ngành đường sắt sẽ bổ sung nhiều đoàn tàu kết nối TP.HCM và các tỉnh miền Trung trong cao điểm Tết Nguyên đán.
Phần lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết của SATRA giảm mạnh phần nào cho thấy sự khó khăn của liên doanh Heineken tại thị trường Việt Nam. Hồi tháng 6, Heineken cũng vừa đóng cửa một nhà máy tại Quảng Nam.
Giá gạo ST25 thời gian qua liên tục tăng. Ngay cả thương hiệu gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua trước đây ít bị tác động trong những đợt tăng giá nhưng cũng đã điều chỉnh 2 lần trong tháng 9. Vì sao vậy?
Ngày 2/10, Hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024 do Cục Trồng trọt phối hợp Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty CP Phân bón Bình Điền tổ chức đã diễn ra tại TP Cần Thơ
Không gồng nổi với giá nguyên liệu đầu vào, nhiều doanh nghiệp sản xuất chocolate buộc phải tăng giá. Sản lượng bán giảm khiến các doanh nghiệp thêm phần lo lắng, nhất là khi mua kinh doanh cao điểm cuối năm đã cận kề.
Lễ hội trái cây Việt Nam - Trung Quốc với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon” khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Hội chợ do Bộ Công Thương đồng phối hợp với Bộ NN&PTNT, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Hiệp hội Rau quả Việt Nam và các đối tác Trung Quốc tổ chức từ 29 - 30/9.