Thứ hai, 07/10/2024

Là đất nước xuất khẩu nông sản, vì sao Việt Nam lại nhập khẩu gạo, cà phê?

07/10/2024 9:49 AM (GMT+7)

Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo, cà phê và điều đến nhiều thị trường thế giới, Việt Nam phải nhập khẩu thêm những nông sản này để làm nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu.

Các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới bao gồm Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Pakistan. Tuy nhiên, thống kê chính thức cho thấy tổng lượng gạo Việt Nam nhập khẩu hằng năm gần đây có xu hướng tăng lên.

Là đất nước xuất khẩu nông sản, vì sao Việt Nam lại nhập khẩu gạo, cà phê? - Ảnh 1.

Lúa gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: VGP

Trong 3 năm gần đây, nhập khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng tăng từ 689 triệu USD (năm 2022) lên 860 triệu USD (2023) và dự kiến năm 2024 lên đến 1,3 tỉ USD. Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm Việt Nam đã chi 996 triệu USD nhập khẩu gạo, tăng 57 % so với năm trước, vượt giá trị nhập khẩu cả năm 2023. Cũng 9 tháng của năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo, tương đương 4,37 tỉ USD.

Như vậy, sau 9 tháng, giá trị xuất siêu từ gạo của Việt Nam đạt gần 3,4 tỉ USD.

Gạo nhập khẩu chủ yếu ở phân khúc giá rẻ, chỉ một ít gạo cao cấp phục vụ tiêu dùng. Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam nhập khẩu gạo từ một số nước như Campuchia và đây là hoạt động lưu thông hàng hóa thông thường theo quy luật cung cầu.

Đối với hạt điều, Việt Nam đang là nước xuất khẩu số một thế giới. Vì vậy, Việt Nam năm nào cũng nhập khẩu hạt điều thô để chế biến xuất khẩu.

Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 644.120 tấn điều nhân với kim ngạch 3,64 tỉ USD và nhập khẩu 2,75 triệu tấn điều thô, tăng 45,7%, với trị giá 3,17 tỉ USD, tăng gần 19%, theo số liệu của Tổng cục Thống kê,

Xuất khẩu sản phẩm điều của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 424.000 tấn với kim ngạch 2,37 tỉ USD, tăng 26,4% về lượng và 22% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023. Cùng thời gian, kim ngạch nhập khẩu điều thô lên tới 2,2 tỉ USD (số lượng hơn 1,8 triệu tấn), tăng 6% về lượng và 3,3% về giá trị.

Tương tự như gạo và hạt điều, lượng nhập khẩu cà phê của Việt Nam có xu hướng tăng hằng năm nhằm chế biến phục vụ xuất khẩu dù Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê robusta số 1 thế giới; và tính chung mọi sản phẩm cà phê, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil (chủ yếu là xuất khẩu cà phê arabica, là loại cà phê có giá trị cao hơn robusta). 

Là đất nước xuất khẩu nông sản, vì sao Việt Nam lại nhập khẩu gạo, cà phê? - Ảnh 2.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê robusta (trong ảnh) lớn nhất thế giới nhưng phải nhập cà phê nguyên liệu để chế biến sản phẩm xuất khẩu. Ảnh: Nestlé

Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA), Việt Nam chủ yếu nhập khẩu cà phê nguyên liệu từ Lào. Những nguồn cung cấp khác bao gồm Indonesia, Brazil, Colombia và Ethiopia.

Niên vụ 2022-2023, tổng lượng cà phê được nhập là 102.100 tấn (kim ngạch 300 triệu USD), tăng hơn 14% về khối lượng và 9% về giá trị so với niên vụ 2021-2022. 

Theo số liệu từ Hải quan, trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu gần 98.000 tấn cà phê, giá trị 371 triệu USD, tăng gần 42% về khối lượng và tăng 104% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều năm qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từng giải thích nhiều lần rằng đối với những nông sản Việt Nam nằm trong top dẫn đầu xuất khẩu như điều, cà phê và gạo, việc nhập khẩu nhiên liệu thô để chế biến sản phẩm xuất khẩu cũng là điều bình thường.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bão lũ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 9, ảnh hưởng sức mua

Bão lũ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 9, ảnh hưởng sức mua

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM có gì đặc biệt?

Lễ hội Nước mắm truyền thống lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM từ ngày 23 - 27/10 tại khu vực Thương xá Tã cũ. Nhiều hoạt động độc đáo giới thiệu và quảng bá nước mắm Việt sẽ diễn ra xuyên suốt 5 ngày tổ chức.

Điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước như thế nào khi Fed đã hạ lãi suất?

Điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước như thế nào khi Fed đã hạ lãi suất?

Trong bối cảnh lạm phát giảm và đồng Việt Nam tăng giá, ngân hàng quốc tế Standard Chartered dự báo Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ không tăng lãi suất.

“Hà Nội – Chạm miền ký ức”

“Hà Nội – Chạm miền ký ức”

Người dân Thủ đô và du khách sẽ có trọn vẹn tháng 10 để khám phá và hồi tưởng lại một phần ký ức thời bao cấp với hình ảnh tàu điện leng keng, xe đạp cũ kỹ, quạt tai voi, tivi cổ… Những hoạt động ý nghĩa trên nằm trong chuỗi sự kiện Hà Nội – Chạm miền ký ức tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Gần 83.000 cơ sở đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Gần 83.000 cơ sở đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.

Cá chạch lấu bán 500.000 đồng/kg

Cá chạch lấu bán 500.000 đồng/kg

Hiện tại, tiểu thương chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên (tỉnh An Giang) bán lẻ cá chạch lấu sông loại 1 (nặng ba lạng rưỡi trở lên) từ 450.000-500.000 đồng/kg. Đây là loại cá sông, cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang.