Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các chợ truyền thống, giá sạo ST25 loại bán xá, hay không có thương hiệu, có thương hiệu đều đồng loạt tăng.
Tại khu vực chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, nhiều đại lý cho biết gạo ST25 loại 1 khoảng 30.000 - 31.000 đồng/kg, gạo ST25 loại 2 khoảng 26.000 - 27.000 đồng/kg. Còn gạo ST25 hút chân không, ép vỉ, giá bán lẻ từ 36.000 - 40.000 đồng/kg.
Theo chủ các đại lý, mức giá này tăng 3.000 - 5.000 đồng so với hồi cuối tháng 8. Từ đó đến nay, giá gạo ST25 đã tăng vài đợt. Trong khi đó, giá các loại gạo khác vẫn ổn định.
Tại nhiều hệ thống siêu thị, sau một thời gian tung chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu cho sản phẩm gạo ST25 của nhiều thương hiệu khác nhau thì hiện nay, gạo ST25 đã niêm yết theo giá gốc. Mức giá niêm yết hiện nay phổ biến từ 42.000 - 44.000 đồng/kg.
Giá gạo ST25 Ông Cua (thương hiệu gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua - cha đẻ gạo ST25) trong tháng 9 đã tăng hai lần. Lần 1 vào ngày 1/9 với mức tăng 2.000 đồng/kg và lần 2 áp dụng từ ngày 17/9 với mức tăng 1.500 đồng/kg.
Gạo ST25 Ông Cua đang bán tại các cửa hàng gạo Phương Nam (đơn vị phân phối gạo ST25 Ông Cua chính hãng) ở TP.HCM: Túi gạo ST25 loại thường 5kg 200.000 đồng (tương đương 40.000 đồng/kg) và túi gạo ST25 lúa tôm 5kg 215.000 đồng (tương đương 43.000 đồng/kg).
Ông Đinh Quang Thành - Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Lương thực Phương Nam, cho biết sau đợt gạo ST25 Ông Cua tạm thời gián đoạn hồi giữa tháng 9, hiện nay, gạo ST25 Ông Cua đã có hàng trở lại và bán liên tục mỗi ngày.
“Do hạn chế về nguồn cung, trung bình mỗi ngày, chúng tôi chỉ được lấy giới hạn tối đa 7 tấn gạo ST25 Ông Cua, không được nhiều hơn. Trong khi đó, trước đây, mỗi ngày cửa hàng lấy đến 9 tấn thì mới đủ cung cấp”, ông Thành nói.
Với tình hình này, ông Thành bày tỏ lo lắng về nguồn cung gạo ST25 trong thời gian tới, nhất là giai đoạn cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao.
Theo giải thích của các đại lý và doanh nghiệp sản xuất, do ảnh hưởng bởi nguồn cung, nhu cầu thị trường lại tăng cao, nhất là thị trường xuất khẩu, giá gạo ST25 thời gian qua đã tăng chóng mặt.
Đại diện một nhà phân phối gạo tại TP.HCM cũng xác nhận chưa bao giờ giá gạo ST25 lại cao như hiện nay. Lý do là mùa vụ vừa qua năng suất không cao, thời tiết bất lợi, chất lượng gạo không đạt dẫn đến thiếu hụt. Theo ông, tất cả nhà sản xuất gạo ST25 hiện nay đều gặp chung tình trạng này dẫn đến nguồn cung gạo sụt giảm.
Các doanh nghiệp sản xuất gạo ST25 cũng cho biết giá lúa ST25 đang tăng do khan hiếm nguồn cung. Thời điểm này không phải mùa vụ chính, lại gặp bất lợi về thời tiết nên năng suất lúa không cao, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước lại tăng đã đẩy giá bán lẻ gạo ST25 tăng cao.
Theo đại diện doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang, việc điều chỉnh tăng giá là do tình hình giá lúa hiện nay tăng đột biến. Sản lượng lúa cung cấp không đủ đáp ứng thị trường dẫn đến việc chi phí sản xuất tăng cao. Ngoài ra, do tình hình thời tiết không thuận lợi nên lượng lúa thu về không đủ để cung theo kế hoạch, giá lúa tăng liên tục.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.