Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), quý I/2022 xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt trên 159 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ. Sau khi tăng 19% trong năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong quý 1 năm nay đã bật tăng 66%.
Trong quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm chân trắng sang EU tăng 59%, đặc biệt xuất khẩu tôm sú tăng 107% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm sú sống/tươi/đông lạnh tăng 117%.
Các thị trường nhập khẩu tôm sú lớn nhất trong khối EU lần lượt là Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ và Pháp.
Các sản phẩm tôm sú chủ yếu xuất khẩu sang EU gồm tôm sú nguyên con tươi đông lạnh, tôm sú PD tươi đông lạnh, tôm sú bỏ đầu EZP tươi đông lạnh, tôm sú bỏ đầu HLSO EZP tươi đông lạnh, tôm sú IQF tươi đông lạnh, tôm sú PDTO hấp chín IQF, tôm sú HOSO tươi đông lạnh, tôm sú CPTO hấp đông lạnh…
Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sú lớn nhất sang thị trường EU gồm: Công ty CP Camimex, Tập đoàn Minh Phú, Công ty CP XNK Thủy sản Năm Căn…
Trên thị trường EU, lĩnh vực bán buôn và bán lẻ ưa chuộng các sản phẩm tôm sú HLSO và bóc vỏ, cỡ 16/20 và 51/60, lĩnh vực tái chế biến có nhu cầu cao với các sản phẩm tôm sú HOSO, HLSO và tôm bóc vỏ block, cỡ 16/20 và 51/60.
Các nhà cung cấp tôm sú cho thị trường EU gồm: Bangladesh, Madagascar, Indonesia, Ấn Độ, Myanmar…Là nguồn cung tôm sú lớn thứ hai cho thị trường EU, tôm sú Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn cả nhờ các ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, sản phẩm tươi ngon, số lượng sản phẩm đạt chứng nhận ASC ngày càng nhiều.
Trong khi Indonesia, Ấn Độ chưa sản xuất được nhiều sản phẩm tôm “organic” - sản phẩm mà thị trường EU đang có nhu cầu cao. Madagascar chưa sản xuất được nhiều tôm sú trong khi giá thành sản xuất cao, chủ yếu chỉ cung cấp tôm sú cho thị trường Pháp.
Còn các nhà cung cấp tôm sú Bangladesh cho thị trường EU phần nào bị giảm sức cạnh tranh do sản phẩm tôm sú chưa đạt chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc. Nguyên nhân là do các nhà chế biến hoặc xuất khẩu chưa liên kết chặt chẽ được với người nuôi. Do vậy, tôm sú Bangladesh chỉ chủ yếu cung cấp cho các phân khúc thấp hơn trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm.
Xuất khẩu tôm sú Bangladesh sang EU vẫn được hưởng ưu đãi thuế từ GSP+. Bangladesh có lợi thế về các sản phẩm tôm cỡ trung bình từ 16/20 đến 36/40 trong khi chưa sản xuất được nhiều tôm sú cỡ lớn.
Nhu cầu tôm nói chung và tôm sú nói riêng tại EU dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới và các nhà nhập khẩu và phân phối tại thị trường châu Âu sẽ chuẩn bị các đơn hàng từ thời điểm này.
Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm sú của Việt Nam sang EU, Quý I/2022 (Nguồn: VASEP tổng hợp) | |
1 | Công ty CP Camimex |
2 | Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú |
3 | Công ty CP XNK Thủy sản Năm Căn |
4 | Công ty CP Chế biến và Dịch vụ Thủy sản Cà Mau |
5 | Công ty CP Chế biến Thủy sản XNK Minh Cường |
6 | Công ty CP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang |
7 | Công ty CP Chế biến Thực phẩm Ngọc Trí |
8 | Công ty TNHH MTV Chế biến Thủy hải sản XNK Thiên Phú |
9 | Công ty CP Tôm Miền Nam |
10 | Công ty CP Thương mại XNK Thủy sản Thanh Đoàn |
Tính chung toàn ngành, theo VASEP, xuất khẩu tôm trong quý I/2022 tăng tới 44% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 955 triệu USD.
Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam. Trong quý I, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt gần 195 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong quý 1 đạt trên 106 triệu USD, tăng 70% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu tôm sang thị trường này sau năm 2021 trầm lắng.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm trong tháng 4/2022 dự báo sẽ tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021, vì các thị trường EU, Mỹ đang chuẩn bị nguồn thực phẩm cung ứng cho người tiêu dùng trong dịp nghỉ hè. Đây là thời điểm phần lớn học sinh, sinh viên có nhiều chuyến dã ngoại thực tế và các nhà nhập khẩu cũng sẽ chuẩn bị nguồn hàng dự trữ cho mùa thu.
Ông Hoàng Văn Duy, Công ty TNHH Kết nối Hải sản Mekong chia sẻ, nhu cầu tôm sẽ tiếp tục được đẩy mạnh tại thị trường châu Âu, thị trường Mỹ và các thị trường cần nguồn thực phẩm cung ứng cho mùa hè. Các nhà nhập khẩu và phân phối tại thị trường châu Âu sẽ chuẩn bị các đơn hàng từ thời điểm này. Do đó người nông dân sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ đà hồi phục của thị trường và nhu cầu của thế giới.
Riêng với thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, sự tăng trưởng tốt ở thị trường này đã giúp Việt Nam vẫn duy trì được vị trí số 4 trong các nguồn cung tôm chính cho Mỹ.
Theo VASEP, hiện nay, tình hình lạm phát tại Mỹ tăng mạnh nhưng với các chính sách ổn định kinh tế của Mỹ thì nhu cầu tôm dự kiến vẫn tăng mạnh trong năm nay.
Với nhu cầu của thị trường trong thời gian tới, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm Việt Nam cũng đã nhanh chóng lên kế hoạch sản xuất, đáp ứng các hợp đồng đặt hàng.
Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước chia sẻ, Thuận Phước có mạng lưới khách hàng rộng khắp từ Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc; các khách hàng này đều có nhu cầu tăng số lượng nhập khẩu để cung ứng cho thị trường trong thời gian tới.
Vì vậy, Thuận Phước đã chuẩn bị nguồn lực, cơ sở để mở rộng đầu tư, phát triển vùng nuôi tôm 200ha tại huyện Ba Tri, Bến Tre và khu vực Bắc sông Hậu. Đồng thời, đưa khu vực này trở thành vùng trọng điểm cung ứng nguyên liệu cũng như tạo sự chủ động kiểm soát an toàn thực phẩm, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững của Thuận Phước, giúp Thuận Phước tăng tốc đáp ứng đơn hàng.
Khi nhu cầu tiêu dùng tôm tại các thị trường thế giới tăng lên, cũng là động lực giúp người nuôi tôm đẩy mạnh thả nuôi, cung ứng nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Bởi nhà nhập khẩu yêu cầu số lượng lớn, thì giá tôm nguyên liệu sẽ nhích dần lên, giúp người sản xuất tôm có thêm lợi nhuận.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Sở Công Thương TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn dịp cuối năm 2024 và dịp Tết.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm nay 18/11 nối lại việc bán vàng miếng SJC ra thị trường thông qua 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và công ty SJC; giá bán là 83,5 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng lẫn vàng nhẫn tại nhiều cửa hàng TP.HCM sáng nay hết sạch. Trong khi đó, các công ty tăng mạnh giá mua vào để thu hút vàng từ người dân.
Giá vàng thế giới đang ở vùng thấp nhất tính từ giữa tháng 9 trong bối cảnh đồng USD và tiền điện tử (cụ thể là Bitcoin) tăng giá mạnh từ khi ông Donald Trump -- người ủng hộ tiền điện tử -- đắc cử tổng thống Mỹ ngày 6/11.