Để hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng, ngành Nông nghiệp đang nỗ lực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đưa nông sản Việt Nam vào các thị trường có giá trị cao.
Sau đại dịch Covid-19 là thời điểm các doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại, đẩy nhanh quá trình đưa các sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
HTX Cần giờ Tương Lai có 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao, đây là đơn vị có số sản phẩm đạt chuẩn OCOP cao nhất thành phố. Hiện HTX đã gửi hồ sơ, đề xuất công nhận thêm 6 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Dù trên thị trường hiện có rất nhiều loại gạo với các nhãn hiệu khác nhau nhưng để tìm ra một thương hiệu gạo chung của Việt Nam và được số đông người tiêu dùng biết đến thì vẫn chưa có. Điều này đang gây áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp, HTX trong quá trình xuất khẩu.
16 năm thành lập, hợp tác xã làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông đang đang chuyển mình mạnh mẽ sau dịch Covid-19 để tập trung các mặt hàng xuất khẩu ra quốc tế.
Với mục đích đưa ra thị trường sản phẩm sạch, thân thiện môi trường và giá thành hợp lý, HTX Thuận Yến (Cần Giờ, TP.HCM) đã thay đổi từ cách sản xuất truyền thống sang mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm và sản xuất yến sào.
Thị trường bất ổn khiến nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM sản xuất, kinh doanh khó khăn. Những tháng đầu năm 2022, ngành nông nghiệp TP phải thực hiện nhiều giải pháp để "tiếp sức" HTX.
Đã có hơn 40 dự án đầu tư vào Việt Nam của doanh nghiệp Nhật Bản được chính phủ nước này lựa chọn hỗ trợ đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. So với các nước khác trong khu vực, Việt Nam có số dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản được lựa chọn hỗ trợ nhiều nhất.
Các sản phẩm đặc trưng của các tỉnh thành phía Nam đang tập trung về TP.HCM tham gia chương trình kết nối giao thương với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại.
Chính phủ Australia và Hiệp hội Doanh nghiệp Australia tại Việt Nam (AusCham) đã ký kết thỏa thuận thiết lập một trung tâm kết nối các cơ quan, doanh nghiệp ngành nghề giữa Australia và Việt Nam.