Thứ sáu, 29/03/2024

Xung đột tại Ukraine định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu

03/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Cuộc xung đột tại Ukraine đã tái cấu trúc thị trường dầu mỏ toàn cầu, với việc châu Phi nhập cuộc đáp ứng nhu cầu dầu của châu Âu, còn Moscow chuyển hướng dầu thô sang châu Á.


Việc chuyển hướng này đánh dấu sự thay đổi về nguồn cung lớn nhất trong giao dịch dầu mỏ toàn cầu kể từ khi cuộc cách mạng đá phiến Mỹ làm thay đổi thị trường này cách đây khoảng một thập kỷ trước. Điều này cũng cho thấy Nga vẫn sẽ tránh được lệnh cấm vận dầu của EU nếu châu Á và Trung Quốc vẫn tiếp tục mua dầu thô của họ.

Xung đột tại Ukraine định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu  - Ảnh 1.

Cuộc xung đột tại Ukraine đã tái cấu trúc thị trường dầu mỏ toàn cầu, với việc châu Phi nhập cuộc đáp ứng nhu cầu dầu của châu Âu, còn Moscow chuyển hướng dầu thô sang châu Á (Ảnh: Reuters).

Dầu Nga chuyển hướng sang châu Á

Kể từ sau khi cuộc xung đột xảy ra vào cuối tháng 2, các lệnh trừng phạt của phương Tây đã liên tiếp dội xuống Nga, bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu của Mỹ, khiến Nga phải xoay trục khỏi châu Âu. Dầu thô của Nga bị người mua châu Âu xa lánh khiến nước này phải chuyển hướng sang các khách hàng ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) có trụ sở tại Paris (Pháp), xuất khẩu dầu thô của Nga trong tháng 4 đã quay trở lại như mức trước cuộc chiến và giá dầu cũng ổn định quanh mốc 110 USD/thùng sau khi đạt mức cao nhất trong 14 năm, trên 139 USD/thùng trong tháng 3.

Ngay cả khi châu Âu đồng ý áp lệnh cấm dầu Nga trong vòng trừng phạt tiếp theo thì các nhà phân tích cũng cho rằng tác động của lệnh cấm này có thể sẽ nhẹ hơn nhờ nhu cầu từ châu Á.

"Chúng tôi không thấy có sự chênh lệch về nguồn cung lớn trên thị trường và giá dầu tăng vọt, trừ phi phương Tây gây áp lực ngoại giao đối với người mua ở châu Á", Norbert Rücker, người đứng đầu bộ phận kinh tế và nghiên cứu thế hệ mới của công ty quản lý tài sản Thụy Sĩ Julius Baer, cho biết.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU và Anh đã cấm các con tàu của Nga hoặc mang cờ hiệu của Nga. Điều đó tạo điều kiện cho các chuyến tàu chuyển hướng sang châu Á nhiều hơn.

Theo công ty theo dõi tàu chở dầu Petro-Logistics và các dữ liệu khác, nhìn chung, dòng chảy của dầu Nga tới châu Á thông qua đường biển đã tăng vọt ít nhất 50% so với hồi đầu năm.

Hoạt động vận chuyển giữa các con tàu, chiếm một phần nhỏ trong tổng thương mại đường biển, cũng đã chuyển hướng khỏi bờ biển Đan Mạch tới Biển Địa Trung Hải để tránh các lệnh trừng phạt.

Ông Mark Gerber, Chủ tịch của Petro-Logistics cho rằng: "Việc chuyển từ tàu sang tàu (STS) vốn phổ biến ở vùng biển Đan Mạch, điểm vào của biển Baltic. Nhưng điều đó giờ không còn nữa, xu hướng STS từ tàu chở dầu bị trừng phạt sang tàu không bị trừng phạt đang gia tăng ở vùng biển Địa Trung Hải ấm hơn và thân thiện hơn".

Ông Gerber cho biết khối lượng dầu thô và các sản phẩm của Nga được chuyển giao giữa các con tàu ở Địa Trung Hải vào khoảng 400.000 thùng/ngày, trong đó phần lớn đến châu Á, tăng lên 2,3 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, hồi tháng 1, trước khi cuộc chiến nổ ra, Nga chuyển trực tiếp khoảng 1,5 triệu thùng/ngày tới châu Á.

Các nhà giao dịch cũng cho biết, dầu Nga trên các tàu chở dầu Aframax hoặc Suezmax có sức chở dưới 1 triệu thùng đã được chuyển sang các con tàu lớn hơn với sức chở 2 triệu thùng, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn.

Khối lượng vận chuyển bằng đường biển chỉ là một phần trong tổng khối lượng xuất khẩu dầu của Nga. Tính cả nguồn cung qua đường ống, tổng lượng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm của Nga trong tháng 4 là trên 8 triệu thùng, bằng mức trước khi cuộc chiến nổ ra.

Châu Âu tăng nhập dầu thô từ Tây Phi 

Để bù đắp cho sự thiếu hụt dầu Nga, các nhà máy lọc dầu ở châu Âu đã chuyển sang nhập khẩu dầu thô từ Tây Phi. Theo Petro-Logistics, nhập khẩu dầu thô từ khu vực này của châu Âu đã tăng 17% trong tháng 4 so với mức trung bình trong giai đoạn 2018-2021.

Dữ liệu của Eikon cũng cho thấy có sự gia tăng lượng dầu thô từ khu vực này. Eikon cho biết trong tháng 5, 660.000 thùng dầu/ngày chủ yếu từ Nigeria, Angola và Cameroon được vận chuyển đến các quốc gia phía tây bắc của châu Âu, với 3 chuyến hàng của Nigerian Amenam so với 1 chuyến hồi tháng 2.

Trong khi đó, theo ông Gerber, lượng dầu thô Tây Phi xuất khẩu tới Ấn Độ đã giảm gần một nửa, với 280.000 thùng/ngày được vận chuyển trong tháng 4 so với 510.000 thùng/ngày hồi tháng 3. Nguyên nhân là do Delhi đã chuyển hướng sang nhập khẩu nhiều dầu Nga hơn.

Các nhà giao dịch cho biết, với nhu cầu gia tăng từ châu Âu, giá dầu ngọt nhẹ của Nigeria đã đạt mức cao kỷ lục. Dầu thô Forcados của nước này đã được chào giá cao hơn dầu Brent ít nhất 7 USD.

Theo Petro-Logistics, nguồn cung dầu từ Bắc Phi tới châu Âu đã tăng 30% kể từ tháng 3. Trong số này, dữ liệu từ Eikon cho thấy lượng hàng, mà các nhà phân tích cho là dầu thô của Ả rập, đến vùng tây bắc châu Âu từ cảng Sidi Kerir của Ai Cập đã tăng gấp đôi so với tháng 3, lên 400.000 thùng/ngày trong tháng 5.

Mỹ cũng đã tăng cường cung cấp dầu thô cho châu Âu. Theo công ty theo dõi Kpler, nhập khẩu dầu thô từ Mỹ trong tháng 5 của châu Âu (trên cơ sở đã giao) tăng hơn 15% so với tháng 3, mức tăng hàng tháng mạnh nhất trong hồ sơ theo dõi của công ty này. Châu Âu đã nhập khoảng 1,45 triệu thùng/ngày từ Mỹ.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán (CTCK) bị sự cố hệ thống công nghệ thông tin thi thoảng vẫn xảy ra trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thường sớm được khắc phục trong phiên.

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.