Chủ nhật, 24/11/2024

Ý kiến chuyên gia: Làm sao cạnh tranh với nông sản Trung Quốc giá rẻ?

21/11/2021 1:00 PM (GMT+7)

Giá bán các mặt hàng nông sản Trung Quốc rẻ hơn so với mặt hàng cùng loại trên thị trường, nguyên nhân chính là quy mô sản xuất lớn, năng suất cao.


Ngoài táo, thị trường Việt Nam tràn ngập các loại rau, củ, quả Trung Quốc, từ cà  rốt đến khoai tây, súp lơ, cải thảo, xà lách, gừng, tỏi... So với cà rốt Việt Nam, cà rốt Trung Quốc to gấp đô, củ đều tăm tắp. Tương tự, gừng Trung Quốc mập mạp, tỏi có nhánh lớn... song giá rẻ hơn so với hàng Việt Nam.

Các chuyên gia khẳng định nông sản Trung Quốc giá rẻ, tràn ngập ở nhiều nơi là vì sản lượng, năng suất rất cao, chi phí logistics thấp, lại có phương pháp đóng gói, bảo quản tốt, khoa học giúp sản phẩm lâu hỏng...

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương), hễ điều kiện tự nhiên cho phép, Trung Quốc đều phát triển chuyên canh trên quy mô lớn, chẳng hạn như cây táo rất thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của Trung Quốc, được nước này trồng nhiều và có giá rất rẻ.

Ý kiến chuyên gia: Làm sao cạnh tranh với nông sản Trung Quốc giá rẻ? - Ảnh 1.

So với táo mật Nhật Bản, táo mật Trung Quốc giá rẻ hơn rất nhiều.

Đáng lưu ý, Trung Quốc quy hoạch, tổ chức sản xuất theo chuỗi chặt chẽ, khoa học. Nước này quy hoạch phân vùng nông sản rất rõ ràng, từ đó có chính sách hỗ trợ, trợ cấp tài chính, cắt giảm thuế, khuyến khích nông dân; cho nông dân vay vốn lãi suất thấp, được ưu tiên cung cấp nguyên liệu và cây giống tốt... Việc cải thiện giống, kỹ thuật canh tác, quản lý sâu bệnh, kỹ thuật bảo quản cũng được Trung Quốc chú trọng..

ADVERTISEMENT

Trung Quốc có hệ thống chính sách yêu cầu cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, nông dân hợp tác với nhau, tất cả thống nhất làm theo một công nghệ nhất định, từ giống đến quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ...

Ông Nam nhắc lại câu chuyện của bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Bagico chia sẻ trong một hội thảo mà ông theo dõi.

Theo lời bà Thực, rau cải thảo ở Đăk Nông bán 5.000 đồng/kg nhưng cải thảo của Trung Quốc vẫn rẻ hơn 3.000 đồng, bà buôn cải thảo của Trung Quốc 1 tuần không thối vì khâu thu hoạch đóng gói.

"Chúng ta đóng hàng rau củ ở kho nóng và vận chuyển bằng xe lạnh nhưng toàn bộ rau củ Trung Quốc đóng gói ở kho lạnh và vận chuyển bằng xe nóng. Sức cạnh tranh của Trung Quốc là sức cạnh tranh khủng khiếp nhất trong ngành nông nghiệp, đòi hỏi anh luôn phải thay đổi và vận động.

Họ nghiên cứu trồng giống rau nào để tránh va đập, người ta trồng rau khi thu hoạch đưa vào trong kho để lạnh đều và khô hết bề mặt trên lá rau rồi mới cho vào thùng xốp. Họ xếp 2 chai lavie đông đá được bọc tờ báo để trong thùng, sau đó nén rau chặt, cuối cùng rau được xếp lên xe được bao xung quanh bằng chăn bông hoặc làm từ vải vụn. Những xe chở nông sản như thế có thể đi 1 tuần, chuyển hàng từ các tỉnh phía bắc Sơn Đông của Trung Quốc chạy về đến TP.HCM mà không cần xe lạnh.

Bên cạnh đó, các xe chở nông sản ở Trung Quốc được miễn phí cầu đường, đi hàng nghìn cây số không có trạm dừng, điều này giúp chi phí chở khoai tây từ Sơn Đông về đến Hà Nội mấy nghìn cây số như vậy bao gồm cả chi phí nhập khẩu mới bằng chi phí chở từ Đà Lạt ra Hà Nội", bà Thực chia sẻ.

Từ câu chuyện bà Thực kể, PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng đây là điều Việt Nam phải học. Trước nay, ở Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu được đưa lên đài, báo, còn ai làm thì làm, không làm thì thôi. Chuỗi sản xuất, cung ứng nói thì nhiều nhưng thiếu sự liên kết, hợp tác với nhau, mạnh ai nấy làm, thành ra chuỗi bị đứt gãy. Kết quả là nông sản bán tại ruộng giá siêu rẻ, đến tay người tiêu dùng giá tăng lên gấp vài ba lần.

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại nhấn mạnh, không phải Việt Nam không làm được. Minh chứng thấy rõ là vải thiều Bắc Giang, Hải Dương được tiêu thụ nhanh gọn, giá tốt nhờ sự vào cuộc và hợp tác chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, để nhân rộng sự thành công nêu trên ra cả nước và các mặt hàng nông sản khác thì Việt Nam chưa làm được.

Cũng cho ý kiến về vấn đề này, TS Lê Hưng Quốc, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng, chỉ xét riêng lĩnh vực nông nghiệp, Trung Quốc đã ở một đẳng cấp cao hơn. Người Trung Quốc lại chăm chỉ cần cù chưa kể các yếu tố về công nghệ, tổ chức sản xuất... đều hơn.

Bởi vậy, ông Quốc cho rằng, nông sản Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với Trung Quốc ở những mặt hàng cùng loại. Chưa kể, có những mặt hàng nông sản trước đây Trung Quốc phải nhập nhiều của Việt Nam, giờ đã trồng được và trồng với diện tích lớn, thậm chí có thể trở thành đối thủ của Việt Nam như thanh long, vải...

"Cái gì Trung Quốc có, rẻ hơn, tốt hơn, chúng ta không cạnh tranh vì cạnh tranh... không nổi, hãy tập trung vào những gì chúng ta có thể bán được. Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa chúng ta không nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm nữa. Bên cạnh đó phải sản xuất hàng sạch, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đó là những yêu cầu muôn thở, nhưng có thắng được hàng Trung Quốc hay không còn phải chờ thời gian", ông Lê Hưng Quốc nói.

Để nông sản Việt cạnh tranh được trên sân nhà...

Nói tiếp về việc cạnh tranh với nông sản Trung Quốc ngay trên sân nhà, PGS.TS Nguyễn Văn Nam đề cập tới một biện pháp được đưa ra vào những tháng đầu năm 2021, khi rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh. Theo đó, Bộ Công thương đưa rau quả vào nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu.

Tuy nhiên, theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, đây chỉ là giải pháp hành chính, tức thời, không áp dụng lâu dài được. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt ngay trên chính sân nhà, Việt Nam cần đến các biện pháp về khoa học, công nghệ, tổ chức sản xuất... thật khoa học, cụ thể. 

"Tiếc rằng những biện pháp ấy thời gian qua mới nói nhiều, làm chưa được nhiều, và cũng mới chỉ được thực hiện quyết liệt ở một vài địa phương, còn trên diện rộng cả nước thì chưa làm được", PGS.TS Nguyễn Văn Nam nhận xét và dẫn trường hợp cây cam làm ví dụ.

Ông cho biết, thời gian gần đây, giá cam tại thủ phủ cam Vinh là Quỳ Hợp (Nghệ An) rơi tự do, chỉ 2.500 đồng/kg. Nguyên nhân chính là do cung vượt quá cầu.

Năm 2015, Nghệ An quy hoạch đến năm 2020 trồng 5.600 ha cây cam và quýt, đến năm 2030 ổn định diện tích 10.160 ha. Tuy nhiên, việc phát triển cây cam ồ ạt đã phá vỡ quy hoạch. Năm 2018, diện tích cây có múi trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tăng hơn 10.000 ha, trong đó riêng cây cam hơn 6.000 ha. Từ năm 2020 đến nay, diện tích cam giảm vì người dân phải chặt bỏ do bệnh và giá cam quá thấp.

Không chỉ Nghệ An, những địa phương khác cũng phát triển diện tích trồng cam. Dư báo, thời gian tới, cam chắc chắn sẽ dư thừa khi nơi nào cũng trồng, từ miền núi đến đồng bằng.

Đáng lưu ý, trong khi giá cam tụt dốc tại thủ phủ cam Vinh tụt dốc thì tại thị trường Hà Nội, giá đến tay người  tiêu dùng lên tới 15.000-20.000 đồng/kg.

"Rõ ràng cách làm như vậy là thiếu đồng bộ, thống nhất. Thay vì nói nhiều, tốt hơn hết hãy tổ chức thực hiện cho tốt", PGS.TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Thuế rượu bia cao nhất thế giới, ta vẫn muốn tăng thêm

Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Ngân hàng Nhà nước nên điều hành tỷ giá thế nào sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Giám đốc phân tích tại BSC lưu ý: Các chính sách của ông Donald Trump nhiều khả năng sẽ gây áp lực lên tỷ giá cho các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có VNĐ. Điều này khiến cho Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc các kịch bản thận trọng hơn.

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Thị trường rung lắc theo cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra quá kịch tính. Màu xanh [của đảng Dân Chủ] và màu đỏ (của đảng Cộng Hòa) thi nhau nhảy lên nhảy xuống ở 7 bang chiến địa Pennsylvania, Georgia, Michigan, Wisconsin, Nevada, Arizona, Bắc Carolina.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Cát-xê 2 tỉ đồng và văn hóa phông bạt

Ca sĩ hạng S ở Việt Nam, tức là hạng Super, tức là Siêu Sao, tức là hạng cao hơn cả hạng A, có cát-xê 2 tỉ đồng một show, liệu có quá cao hay không?

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng liên tục tăng cao chưa từng thấy, các chuyên gia đều đồng thuận dự báo một kịch bản

Giá vàng trong nước và trên thế giới đều liên tục tăng cao trong những ngày qua. Vậy, trong thời gian tới, kịch bản về giá của kim loại quý này là gì?