Theo Tổng cục Thuế, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã nộp của các doanh ngiệp (DN) trong bảng xếp hạng 1.000 DN nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam (V1000) năm 2020 là 145.934 tỷ đồng, chiếm 62,4% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) về thuế TNDN, bằng 103,74% so với số đã nộp của các DN trong danh sách V1000 năm 2019.
Ông Đào Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, căn cứ số liệu nộp thuế trên hệ thống thông tin quản lý, Tổng cục Thuế đã thực hiện tổng hợp dữ liệu các DN nằm trong danh sách bảng xếp hạng theo các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, minh bạch.
Theo đó, DN lựa chọn đưa vào danh sách xếp hạng là DN được thành lập theo pháp luật Việt Nam, DN nước ngoài, các tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh và có thu nhập. Trường hợp DN có các chi nhánh, đơn vị trực thuộc, thì số nộp tính cho DN bao gồm số nộp của trụ sở chính và số nộp của các chi nhánh, đơn vị trực thuộc.
Đối với các tập đoàn, tổng công ty, thì công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên trong tập đoàn, tổng công ty đều là một DN độc lập trong danh sách xếp hạng. Tổng cục Thuế xác định danh sách V1000 trên cơ sở mức nộp thuế TNDN vào NSNN hàng năm của DN, không xem xét đến tính tuân thủ pháp luật thuế nên danh sách V1000 năm 2020 không nhằm mục đính tôn vinh DN thực hiện tốt pháp luật thuế.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác như số thuế năm 2019 lớn do DN nộp cho cả thuế TNDN của năm trước chưa nộp, đến năm 2020 số thuế trở lại bình thường; DN hoạt động trong ngành nghề đặc thù (xây dựng, bất động sản...) do tác động của dịch Covid-19 nên giảm doanh thu. Danh sách V1000 năm 2020 cũng được bổ sung 300 DN.
Đa phần là các DN có số nộp ngân sách phát sinh từ các hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng vốn, hoặc phải nộp theo quyết định truy thu của các cơ quan có thẩm quyền. Có DN đã hết thời gian hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế, thực hiện nộp thuế TNDN trở lại.
Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khác như DN thực hiện số thuế tạm nộp trong năm 2020 lớn; DN hoàn thành dự án, nghiệm thu công trình, hoặc các trường hợp hoạt động trong ngành nghề có doanh thu, thu nhập đột biến.
Đặc biệt, một số DN đã thích ứng được trong bối cảnh dịch bệnh, mở rộng tăng vốn, phát triển sản xuất kinh doanh nên tăng doanh thu, đóng góp số thuế lớn vào NSNN. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Tổng cục Thuế xây dựng danh sách 1000 DN nộp thuế TNDN lớn nhất.
Qua 5 năm thực hiện công khai V1000 (2016-2020), có 423 DN 5 năm liên tiếp thuộc danh sách V1000 các năm 2020, 2019, 2018, 2017 và 2016. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 180 DN với số nộp thuế TNDN chiếm 32,91% tổng số nộp TNDN năm 2020 của 423 DN.
Tiếp đến là lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (60 DN, nộp thuế chiếm 30,6%); thông tin và truyền thông (8 DN, nộp thuế chiếm 10,71%); kinh doanh bất động sản (35 DN, nộp thuế chiếm 6,6%); bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (39 DN, nộp thuế chiếm 5,68%); các ngành nghề khác là 101 DN, nộp thuế chiếm 13,5%.
Nếu tính theo địa bàn, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh dẫn đầu với tỷ lệ tương ứng là 109 DN, nộp thuế chiếm 43,26% và 134 DN với số nộp thuế chiếm 29,81%. Tiếp đến là các tỉnh Đồng Nai (29 DN), Vĩnh Phúc (9 DN), Bình Dương (39 DN), các tỉnh, thành phố khác 103 DN.
Trong 423 DN 5 năm liên tiếp thuộc danh sách V1000, khối DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao nhất với 267 DN, nộp thuế chiếm 60,2%. Tiếp đó là khối doanh nghiệp nhà nước (71 DN, nộp thuế chiếm 25,64%); khối đầu tư nước ngoài (77 DN, nộp thuế chiếm 13,32%) và 8 DN thuộc các loại hình khác.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Những ngày qua, các cơ sở làm đẹp phun môi, phun chân mày, chăm sóc da, trị nám… tại TP.HCM đang khá nhộn nhịp nhờ các khách hàng nữ tranh thủ đi làm đẹp sớm đón Tết.